2355 lượt xem

Công dụng, tác dụng của thuốc Cloramphenicol 250mg

Cloramphenicol là thuốc được phân lập từ Streptomyces venezuelae, nay được sản xuất bằng phương pháp tổng hợp, thường có tác dụng kìm khuẩn.

Công dụng, tác dụng của thuốc Cloramphenicol 250mg

Công dụng, tác dụng của thuốc Cloramphenicol 250mg

Dạng thuốc và hàm lượng

Viên nén và nang 0,25 g cloramphenicol hay cloramphenicol palmitat.

Lọ 1,0 g cloramphenicol (dạng natri succinat) để pha tiêm.

Thuốc nhỏ mắt (5 ml, 10 ml) 0,4%, 0,5% cloramphenicol.

Tuýp 5 g mỡ tra mắt 1% cloramphenicol.

Mỡ hoặc kem bôi ngoài da 1%, 5% cloramphenicol.

Viên đặt âm đạo 0,25 g cloramphenicol.

Dược lý và cơ chế tác dụng

Cloramphenicol là thuốc kháng sinh, ban đầu được phân lập từ Streptomyces venezuelae, nay được sản xuất bằng phương pháp tổng hợp. Cloramphenicol thường có tác dụng kìm khuẩn, nhưng có thể diệt khuẩn ở nồng độ cao hoặc đối với những vi khuẩn nhạy cảm cao.

Cloramphenicol ức chế tổng hợp protein ở những vi khuẩn nhạy cảm bằng cách gắn vào tiểu thể 50S của ribosom. Thuốc có cùng vị trí tác dụng với erythromycin, clindamycin, lincomycin, oleandomycin và troleandomycin.

Cloramphenicol cũng ức chế tổng hợp protein ở những tế bào tăng sinh nhanh của động vật có vú; cloramphenicol có thể gây ức chế tủy xương và có thể không hồi phục được. Cloramphenicol có hoạt tính ức chế miễn dịch nếu cho dùng toàn thân trước khi kháng nguyên kích thích cơ thể; tuy vậy, đáp ứng kháng thể có thể không bị ảnh hưởng đáng kể khi dùng cloramphenicol sau kháng nguyên.

Dược lý và cơ chế tác dụng

Dược lý và cơ chế tác dụng

Tỷ lệ kháng thuốc đối với cloramphenicol, thử nghiệm in vitro ở Việt Nam trong năm 1998: Shigella flexneri (85%), Escherichia coli (83%), Enterobacter spp. (80%), Staphylococcus aureus (64%), Salmonella typhi (81%), Streptococcus pneumoniae (42%), Streptococcus pyogenes (36%), Haemophilus influenzae (28%). Thử nghiệm in vitro cho thấy sự kháng thuốc đối với cloramphenicol tăng dần từng bước. Sự kháng thuốc này là do sử dụng quá mức và được lan truyền qua plasmid. Sự kháng thuốc đối với một số thuốc kháng khuẩn khác, như aminoglycosid, sulfonamid, tetracyclin, cũng có thể được lan truyền trên cùng plasmid.

Tác dụng của chloramphenicol là gì?

Chloramphenicol được dùng để điều trị các nhiễm khuẩn mắt. Chloramphenicol là một kháng sinh hoạt động bằng cách ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn.

Chloramphenicol chỉ điều trị nhiễm trùng mắt do vi khuẩn. Thuốc sẽ không hoạt động với các loại nhiễm trùng mắt khác. Sử dụng khi không cần thiết hoặc lạm dụng bất kỳ kháng sinh nào có thể làm giảm hiệu quả của thuốc.

Bạn nên dùng chloramphenicol như thế nào?

Theo giảng viên Cao đẳng Dược cho biết, không đeo kính áp tròng trong khi dùng thuốc này. Khử trùng kính áp tròng theo hướng dẫn của nhà sản xuất và kiểm tra với bác sĩ trước khi bắt đầu dùng lại kính áp tròng.

Để bôi thuốc mỡ mắt, đầu tiên phải rửa tay. Để tránh nhiễm bẩn, phải cẩn thận không chạm vào đầu ống thuốc hoặc để đầu ống thuốc chạm vào mắt của bạn. Ngửa đầu ra sau, nhìn lên phía trên và nhẹ nhàng kéo mi mắt xuống dưới để tạo thành một túi nhỏ. Để 1 mảng thuốc mỡ khoảng 1 cm vào túi mắt. Nhẹ nhàng nhắm mắt và đảo nhãn cầu theo mọi hướng để phát tán thuốc. Cố gắng không nhấp nháy và không chà xát mắt.

Bạn nên dùng chloramphenicol như thế nào?

Bạn nên dùng chloramphenicol như thế nào?

Lặp lại các bước này cho mắt còn lại như chỉ dẫn. Bôi thuốc thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ. Lau sạch đầu ống thuốc bằng khăn giấy sạch để loại bỏ thuốc dư trước khi đậy nắp. Nếu bạn đang dùng một loại thuốc mắt khác (ví dụ, thuốc nhỏ hoặc thuốc mỡ), chờ ít nhất 5-10 phút trước khi dùng các thuốc khác. Sử dụng thuốc nhỏ mắt trước khi dùng thuốc mỡ mắt để thuốc nhỏ mắt vào được trong mắt. Sử dụng thuốc này thường xuyên để có hiệu quả tốt nhất. Để giúp bạn nhớ, hãy sử dụng thuốc tại một cùng một thời điểm mỗi ngày. Tiếp tục sử dụng thuốc đến hết thời gian chỉ định. Việc ngừng thuốc quá sớm có thể dẫn đến tình trạng các vi khuẩn tiếp tục phát triển, tái phát nhiễm trùng.

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng chloramphenicol?

Tất cả các loại thuốc tân Dược có thể gây ra các tác dụng phụ, nhưng nhiều người không mắc, hoặc có thể mắc các tác dụng phụ nhỏ. Hãy kiểm tra với bác sĩ nếu bất cứ phản ứng phụ vẫn tồn tại hoặc làm cho bạn khó chịu:

  • Tiêu chảy, buồn nôn, hoặc nôn mửa nhẹ.
  • Các phản ứng dị ứng nặng (phát ban, nổi mề đay; ngứa; khó thở; tức ngực; sưng miệng, mặt, môi, hoặc lưỡi); lẫn lộn; nước tiểu sẫm màu; mê sảng; trầm cảm; đau đầu; sốt, ớn lạnh, hoặc đau cổ họng; đau, đỏ, hoặc sưng tại chỗ tiêm; các triệu chứng của hội chứng xám ở trẻ sơ sinh (sưng phù bụng, màu da xanh hoặc nhợt nhạt, nôn mửa, sốc, khó thở, ngưng bú, phân lỏng màu xanh lá, cơ bắp mềm nhũn, thân nhiệt thấp); chảy máu hoặc bầm tím bất thường; mệt mỏi bất thường; thay đổi thị lực.

Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Nguồn: sieuthithuocviet.edu.vn


Deprecated: Function WP_Query được gọi với một tham số đã bị loại bỏ kể từ phiên bản 3.1.0! Hãy sử dụng ignore_sticky_posts thay cho caller_get_posts (sẽ sớm bị loại bỏ) in /home/thuocviet/domains/sieuthithuocviet.edu.vn/public_html/wp-includes/functions.php on line 5697

Bài viết cùng chuyên mục: