2051 lượt xem

Điểm mặt một số loại thuốc giảm ho thường dùng hiện nay

Ho là cơ chế tự vệ sinh lý quan trọng để tống ra ngoài các dị vật ở phần trên của đường hô hấp có thể gây tắc đường thở.

 Điểm mặt một số loại thuốc giảm ho thường dùng hiện nay

Điểm mặt một số loại thuốc giảm ho thường dùng hiện nay

Ho cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh như hen, viêm phế quản, trào ngược dạ dày – thực quản… Khi điều trị dứt điểm các bệnh này sẽ giảm và hết ho, nhưng nhiều khi cũng cần điều trị triệu chứng ho nếu ho nhiều làm ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh.

Chỉ dùng thuốc giảm ho trong trường hợp ho không có đờm (ho khi cảm cúm, ho do kích ứng, dị ứng), ho nhiều làm người bệnh mệt mỏi, mất ngủ. Nhiều chia sẻ trên trang Cao đẳng Y Dược cho biết, không dùng thuốc làm giảm ho trong trường hợp ho có đờm (trong bệnh viêm phế quản mạn, giãn phế quản… ) vì ho được coi như cơ chế bảo vệ có lợi, làm sạch đường thở. Các thuốc giảm ho được chia làm 2 loại:

Thuốc giảm ho ngoại biên

Các thuốc này có tác dụng làm giảm nhạy cảm của các receptor gây phản xạ ho ở đường hô hấp. Có thể dùng glycerol, mật ong, các siro đường mía… các thuốc này có tác dụng làm dịu ho do có tác dụng bảo vệ, bao phủ các receptor cảm giác ở họng, hầu. Một số thuốc có tác dụng gây tê các ngọn dây thần kinh gây phản xạ ho như benzonatat, bạc hà (menthol), lidocain, bupivacain…

Thuốc giảm ho ngoại biên

Thuốc giảm ho ngoại biên

Thuốc giảm ho trung ương

Các thuốc này ức chế trực tiếp, làm nâng cao ngưỡng kích thích của trung tâm ho ở hành tuỷ, đồng thời có tác dụng an thần, ức chế nhẹ trung tâm hô hấp.

  • Codein: Thuốc có tác dụng giảm ho do ức chế trực tiếp trung tâm ho, nhưng làm khô và tăng độ quánh của dịch tiết phế quản. Dùng codein trong trường hợp ho khan gây khó chịu, mất ngủ và trong các chứng đau nhẹ và vừa. Không dùng thuốc cho người mẫn cảm với thuốc, trẻ em dưới 1 tuổi, bệnh gan, suy hô hấp, phụ nữ có thai.
  • Dextromethorphan: là loại thuốc tân Dược có tác dụng ức chế trung tâm ho, nên có tác dụng chống ho tương tự codein, nhưng ít gây tác dụng phụ hơn. Dextromethorphan chỉ định tốt trong trường hợp ho khan, mạn tính và không dùng cho trẻ em dưới 2 tuổi, đang điều trị bằng thuốc ức chế monoaminoxydase (MAO). Đối với người có nguy cơ hoặc đang suy giảm hô hấp, tiền sử bị hen, dị ứng khi dùng cần hết sức thận trọng.Thuốc giảm ho trung ươngThuốc giảm ho trung ương
  • Thuốc giảm ho kháng histamin: Một số thuốc có tác dụng kháng histamin H1 trung ương và ngoại biên (kháng H1 thế hệ 1) đồng thời có tác dụng chống ho, kháng cholinergic, kháng serotonin và an thần như alimemazin, diphenhydramin… được chỉ định dùng trong các chứng ho khan do dị ứng, do kích thích, nhất là về ban đêm. Do thuốc có tác dụng an thần nên khi dùng thuốc vào ban ngày không được làm các công việc đòi hỏi sự tỉnh táo như lái xe, làm việc trên cao… vì dễ gây nguy hiểm. Tốt nhất là dùng thuốc vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Nguồn: sieuthithuocviet.edu.vn


Deprecated: Function WP_Query được gọi với một tham số đã bị loại bỏ kể từ phiên bản 3.1.0! Hãy sử dụng ignore_sticky_posts thay cho caller_get_posts (sẽ sớm bị loại bỏ) in /home/thuocviet/domains/sieuthithuocviet.edu.vn/public_html/wp-includes/functions.php on line 5697

Bài viết cùng chuyên mục: