882 lượt xem

Hen phế quản, căn bệnh nguy hiểm chỉ đứng sau ung thư

Hen phế quản là tình trạng bệnh lý mạn tính dẫn đến các đợt thở khò khè tái phát và ho. Nếu bệnh không được điều trị kịp thời sẽ gây ra nguy hiểm khôn lường.

 

Hen phế quản, căn bệnh nguy hiểm chỉ đứng sau ung thư

Khí hậu nhiệt đới gió mùa, khói bụi và môi trường sống bị ô nhiễm chính là nguyên nhân khiến tỉ lệ người Việt mắc các bệnh về đường hô hấp ngày một tăng cao. Trong đó thường gặp nhất là bệnh hen phế quản. Theo ước tính trên trang tin Cao đẳng Dược, nước ta có khoảng 5% dân số bị bệnh và có xu hướng tăng dần.

Hen phế quản không ngừng gia tăng tại các thành phố lớn

Tại các nước châu Mỹ, hàng năm có khoảng 500.000 người phải nhập viện và có 5.000 người trong số đó tử vong vì bệnh. Còn tại Việt Nam, tỉ lệ người mắc hen phế quản chiếm 5% dân số, ước tính hơn 4 triệu người. Trong đó, tỉ lệ trẻ em bị bệnh là 8 – 12%, tập trung nhiều nhất ở lứa tuổi 12 – 13 tuổi.

Theo thống kê của bệnh viện lao phổi TW, tại Hà Nội có 8,1% trẻ em nội thành và 6,7% trẻ em ngoại thành bị hen phế quản. Nếu chỉ tính riêng ở lứa tuổi tiểu học thì tỉ lệ trẻ mắc bệnh là 9% ở nội thành và 7% ở ngoại thành. Theo ghi nhận tại TP. HCM, tỉ lệ này cao hơn rất nhiều, cụ thể là có 29,1% trẻ dưới 18 tuổi bị hen phế quản, con số thuộc loại cao nhất châu Á.

Lí do dẫn đến tình trạng tỉ lệ bệnh nhân bị hen phế quản ở các thành phố lớn ngày một tăng cao là do môi trường bị ô nhiễm. Đây là nơi tập trung nhiều xe cộ lưu thông, nhà máy công nghiệp. Tại TP. HCM, có tới 90% các mẫu kiểm tra không khí không đạt tiêu chuẩn cho phép, không khí bị ô nhiễm nặng, luôn ở mức nguy hại với sức khỏe con người.

Cơ chế và nguyên nhân gây bệnh hen phế quản

Hầu hết bệnh nhân hen đều có tăng phản ứng phế quản gây co hẹp phế quản khi đáp ứng với các tác nhân kích thích, mà viêm đường thở là nguyên nhân chủ yếu làm tăng tính phản ứng phế quản. Các tác nhân kích thích phế quản có thể tác động trực tiếp lên cơ trơn phế quản, hoặc gián tiếp do giải phóng các trung gian hóa học như: histamin, bradykinin, leucotriene C, D, E và các yếu tố hoạt hóa tiểu cầu. Những tác nhân này tác động gây co thắt, phù nề, tăng tiết phế quản, tác động trực tiếp lên cơ trơn phế quản gây phản ứng viêm, phù nề, co thắt hình thành cơn hen, một số protein trong bạch cầu ái toan còn có khả năng gây phá hủy biểu mô phế quản.

Yếu tố nhiễm khuẩn, đặc biệt nhiễm virut đường hô hấp trên, hít phải dị nguyên: bụi nhà, bụi lông gia súc, gia cầm, bụi xác côn trùng, nấm mốc, phấn hoa…; bụi ô nhiễm môi trường; thay đổi thời tiết như độ ẩm và sương mù, đặc biệt khi thời tiết lạnh và khô, hít phải khói thuốc lá, thuốc lào, thuốc aspirin và các thuốc giảm đau không steroid, bệnh nhân làm việc gắng sức; các loại thức ăn: tôm, cua, cá…; tiếp xúc một số muối kim loại, bụi gỗ, hơi xăng dầu…; xúc động mạnh, vui buồn quá độ; thay đổi nội tiết khi thai nghén, kinh nguyệt.

Cơ chế và nguyên nhân gây bệnh hen phế quản

Biến chứng bệnh hen phế quản

Hen phế quản không điều trị sớm, để lâu ngày gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm:

  • Nhiễm khuẩn phế quản
  • Xẹp phổi
  • Tràn khí màng phổi
  • Tâm phế mãn tính
  • Suy hô hấp, ngừng hô hấp dẫn đến nguy cơ tử vong bất cứ lúc nào

Chưa thể chữa khỏi tận gốc bệnh hen phế quản

Hầu hết các loại thuốc tân Dược điều trị hen phế quản đều chỉ có tác dụng làm giảm sự co thắt phế quản hoặc giảm viêm. Trong đó, những loại thuốc dạng hít được nhiều người lựa chọn hơn so với những viên thuốc dạng nén hoặc dạng lỏng uống qua đường miệng. Thuốc hít có thể tác động trực tiếp lên cơ và bề mặt của đường hô hấp, nơi khởi điểm của những triệu chứng hen phế quản. Sự hấp thu của thuốc hít vào các cơ quan khác của cơ thể sẽ rất hạn chế, do vậy loại thuốc này được đánh giá là khá an toàn.

Chưa thể chữa khỏi tận gốc bệnh hen phế quản

Tuy nhiên, nếu được kiểm soát tốt thì bệnh nhân hen phế quản vẫn có cuộc sống và tuổi thọ như người bình thường. Hiện nay, tại các hiệu thuốc lớn nhỏ có khá nhiều loại thuốc mới trong việc điều trị bệnh hen phế quản. Nhưng tốt nhất, người bệnh nên đi thăm khám, kiểm tra và làm các thủ tục xét nghiệm tại các chuyên khoa hô hấp để được chuẩn đoán chính xác và có biện pháp điều trị đúng đắn, kịp thời.

Nguồn: sieuthithuocviet.edu.vn


Deprecated: Function WP_Query được gọi với một tham số đã bị loại bỏ kể từ phiên bản 3.1.0! Hãy sử dụng ignore_sticky_posts thay cho caller_get_posts (sẽ sớm bị loại bỏ) in /home/thuocviet/domains/sieuthithuocviet.edu.vn/public_html/wp-includes/functions.php on line 5697

Bài viết cùng chuyên mục: