1020 lượt xem

Rối loạn tiền đình và biện pháp phòng bệnh ở người cao tuổi

Rối loạn tiền đình là tình trạng tổn thương khu vực tai trong và não khiến cơ thể mất khả năng kiểm soát cân bằng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.

Rối loạn tiền đình và biện pháp phòng bệnh ở người cao tuổi

Rối loạn tiền đình và biện pháp phòng bệnh ở người cao tuổi

Những dấu hiệu và triệu chứng rối loạn tiền đình là gì?

Nếu hệ thống bị tổn thương do bệnh, lão hóa hoặc chấn thương, rối loạn tiền đình có thể xảy ra và thường liên quan đến một hoặc nhiều triệu chứng bao gồm:

  • Chóng mặt và choáng váng;
  • Mất cân bằng và mất phương hướng không gian;
  • Rối loạn thị giác, thính giác;
  • Nhận thức hoặc tâm lý thay đổi;
  • Các triệu chứng khác.

Theo nhiều chia sẻ trên chuyên mục tin tức Y Dược cho biết, mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng rối loạn tiền đình có thể khác nhau, nguy hiểm và khó mô tả. Những người bị ảnh hưởng bởi rối loạn tiền đình có dấu hiệu thiếu tập trung, lười biếng, quá lo lắng hoặc tìm kiếm sự chú ý. Họ có thể gặp khó khăn trong hoạt động tại nơi làm việc hay trường học, thực hiện nhiệm vụ thường xuyên hàng ngày hoặc thậm chí là ra khỏi giường vào buổi sáng.

Tình trạng này có thể được gây ra bởi nhiễm virus hoặc vi khuẩn ở tai, chấn thương đầu hoặc rối loạn tuần hoàn máu ảnh hưởng đến tai trong hoặc não. Nhiều người có vấn đề về cảm giác cân bằng khi họ lớn tuổi hơn. Vấn đề cân bằng và chóng mặt theo nghiên cứu có thể do dùng thuốc điều trị đau mạn tính (không phải ung thư hoặc các rối loạn thần kinh khác) gây ra.

Nguyên tắc điều trị và phòng bệnh rối loạn tiền đình

Cần được điều trị đúng, dứt điểm đề phòng bệnh tái phát và gây biến chứng. Người bệnh rối loạn tiền đình không nên tự chẩn đoán bệnh và tự mua thuốc để điều trị, bởi vì thuốc chống nôn do rối loạn tiền đình có nhiều loại, trong đó có loại có thể gây tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe người bệnh, vì vậy cần có chỉ định và tư vấn của bác sĩ.

Những dấu hiệu và triệu chứng rối loạn tiền đình là gì?

Những dấu hiệu và triệu chứng rối loạn tiền đình là gì?

Ngoài việc dùng thuốc tân Dược, người mắc bệnh rối loạn tiền đình cần tập luyện thường xuyên, nhẹ nhàng đối với đốt sống cổ nhằm làm cho khí huyết lưu thông, không thiếu máu đi lên não, nhưng phải đúng động tác. Trong trường hợp NCT bị chóng mặt kèm theo nhức đầu đột ngột, sốt cao, mờ mắt, không nhìn rõ sự vật hoặc nhìn đôi (thấy 1 thành 2), mất thị lực, giảm thính giác, nên đi bệnh viện khám ngay. Cần tích cực điều trị các bệnh mạn tính (tăng huyết áp, huyết áp thấp, thoái hóa cột sống cổ, tăng mỡ máu…) theo đơn thuốc của bác sĩ khám bệnh cho mình.

Việc ăn, uống cần kiêng khem đúng mức, không kiêng khem thái quá gây suy dinh dưỡng (bệnh rối loạn mỡ máu, xơ vữa động mạch, bệnh huyết áp…). NCT không nên lạm dụng rượu, bia và cần uống đủ lượng nước hàng ngày.

NCT nên tắm rửa bằng nước ấm, trong buồng kín gió, vào mùa lạnh cần mặc ấm, ngủ trong phòng ấm, có đủ chăn, đệm, khi ra đường cần có khăn quàng cổ, áo, quần đủ ấm, chân, tay cần có tất. Ngoài ra, người bệnh cần vận động cơ thể một cách thường xuyên, tốt nhất là đi bộ mỗi ngày khoảng 60 phút chia làm 2 – 3 lần. Tuy vậy, không nên đi bộ vào lúc tiết trời trở lạnh hoặc nắng.

Nguồn: sieuthithuocviet.edu.vn


Deprecated: Function WP_Query được gọi với một tham số đã bị loại bỏ kể từ phiên bản 3.1.0! Hãy sử dụng ignore_sticky_posts thay cho caller_get_posts (sẽ sớm bị loại bỏ) in /home/thuocviet/domains/sieuthithuocviet.edu.vn/public_html/wp-includes/functions.php on line 5697

Bài viết cùng chuyên mục: