2747 lượt xem

Thông tin cần biết về thuốc Phenobarbital

Phenobarbital có khả năng chống co giật thuộc nhóm các barbiturat. Thuốc và các barbiturat khác có tác dụng tăng cường và bắt chước tác dụng ức chế synap của acid gama aminobutyric ở não.

Thông tin cần biết về thuốc Phenobarbital

Giảng viên Cao dang Duoc TP HCM cho biết, nhiều barbiturat có tác dụng chống động kinh nhưng phenobarbital có tác dụng mạnh nhất loại động kinh, trừ động kinh cơn vắng. Thuốc có tác dụng gây ngủ và có xu hướng làm rối loạn hành vi ở trẻ em nên không được sử dụng như một thuốc điều trị đầu tay.

Cách dùng thuốc Phenobarbital

Cũng như những loại thuốc khác, Phenobarbital có thể uống, tiêm dưới da, tiêm bắp sâu và tiêm tĩnh mạch chậm. Ðường tiêm dưới da có thể gây kích ứng mô tại chỗ nên được khuyến cáo ít sử dụng trong những trường hợp chưa cần thiết. Tiêm tĩnh mạch được dành cho điều trị cấp cứu các trạng thái co giật cấp, tuy vậy tác dụng của thuốc cũng bị hạn chế trong các trường hợp này (thuốc được lựa chọn trong trạng thái động kinh là diazepam hoặc lorazepam). Khi tiêm tĩnh mạch, người bệnh phải nằm bệnh viện và được theo dõi chặt chẽ. Thuốc phải tiêm chậm vào tĩnh mạch, tốc độ không quá 60 mg/phút.

Ðể tiêm dưới da hoặc tiêm bắp, 120 mg bột natri phenobarbital khan được hòa tan trong 1 ml nước cất pha tiêm vô khuẩn. Ðể tiêm tĩnh mạch, 120 mg bột natri phenobarbital khan cần được hòa tan trong 3 ml nước cất pha tiêm vô khuẩn. Dược sĩ Hoàng Minh Tuấn tốt nghiệp Cao đẳng Dược tại Cao đẳng Dược TP HCM khuyến cáo, nếu trong trường hợp đã dùng dài ngày, phải giảm liều phenobarbital dần dần để tránh các triệu chứng cai thuốc khi người bệnh đã nghiện. Khi chuyển sang dùng thuốc chống co giật khác, phải giảm liều phenobarbital dần dần trong khoảng 1 tuần, đồng thời bắt đầu dùng thuốc thay thế với liều lượng thấp.

Liều dùng thuốc Phenobarbital

Để đảm bảo được tác dụng của thuốc cũng như tránh những tác dụng phụ không mong muốn, người sử dụng cần tuân thủ liều lượng như sau:

Động kinh co giật toàn bộ, động kinh cục bộ: Uống, người lớn 60 – 180 mg/ngày 1 lần vào buổi tối; trẻ em: 1 – 8 mg/kg ngày. Tiêm, người lớn 100 – 320 mg/lần; có thể nhắc lại nếu cần, liều tối đa là 600 mg/24 giờ. Co giật do sốt cao: Uống: 1 – 8 mg/kg/ngày, uống 1 lần hoặc chia nhỏ liều. Tiêm: liều khởi đầu 10 – 20 mg/kg, tiêm 1 lần. Liều duy trì: 1 – 6 mg/kg/ngày.

Động kinh sơ sinh: Tiêm tĩnh mạch (pha loãng thuốc tiêm tỷ lệ 1: 10 với nước cất pha tiêm). Trẻ sơ sinh: 5 – 10 mg/kg; cứ 20 – 30 phút một lần cho đến khi nồng độ thuốc trong huyết tương đạt 40 mg/lít.

Cơn động kinh liên tục: Tiêm tĩnh mạch (pha loãng thuốc tiêm tỷ lệ 1:10 với nước cất pha tiêm). Người lớn: 10 mg/kg, tốc độ tiêm không quá 100 mg/phút (tới tổng liều tối đa là 1 g). Trẻ nhỏ: 5 – 10 mg/kg, tốc độ tiêm không quá 30 mg/phút.

Nồng độ thuốc trong huyết tương để có đáp ứng tối ưu là 15 – 40 mg/lít (65 – 170 micromol/lít). Về mặt điều trị, có thể coi phenobarbital và phenobarbital natri có tác dụng tương đương.

Liều dùng thuốc Phenobarbital

Xử trí khi dùng thuốc Phenobarbital quá liều

Là một loại thuốc kháng sinh nên liều gây độc của các barbiturat rất dao động. Nói chung, phản ứng nặng xảy ra khi lượng thuốc uống vào nhiều hơn liều thường dùng gây ngủ 10 lần. Tử vong thường xảy ra khi nồng độ phenobarbital trong máu cao hơn 80 microgam /ml.

Khi uống quá liều barbiturat, hệ thần kinh trung ương bị ức chế từ mức ngủ đến hôn mê sâu rồi tử vong, hô hấp bị ức chế có thể đến mức có nhịp thở Cheyne – Stockes, giảm thông khí trung tâm và tím tái, giảm thân nhiệt rồi sốt, mất phản xạ, tim nhanh, huyết áp tụt, thiểu niệu. Ðồng tử thường hơi co nhưng nếu ngộ độc nặng thì lại giãn. Người bệnh bị quá liều nặng thường có hội chứng choáng điển hình: Thở chậm, trụy mạch, ngừng hô hấp, và có thể tử vong. Các biến chứng viêm phổi, phù phổi, suy thận có thể gây tử vong. Các biến chứng khác như suy tim sung huyết, loạn nhịp tim, nhiễm khuẩn đường tiết niệu cũng có thể xảy ra.

Xử trí khi dùng thuốc Phenobarbital quá liều

Ðiều trị quá liều do sử dụng thuốc tân Dược chủ yếu phải điều trị hỗ trợ, nhất là giúp cho đường thở thông và nếu cần thiết thì hô hấp viện trợ và cho thở oxy. Cách điều trị được ưa dùng nhất trong cấp cứu ngộ độc phenobarbital là dùng nhiều liều than hoạt, đưa vào dạ dày qua ống thông đường mũi. Than hoạt làm tăng đào thải thuốc và rút ngắn thời gian hôn mê. Không nên rửa dạ dày hoặc hút dạ dày trừ khi chắc chắn là thuốc mới được uống (trong vòng 4 giờ); cần chú ý không để người bệnh hít vào phổi các chất chứa trong dạ dày. Nếu người bệnh có chức năng thận bình thường thì có thể gây lợi niệu và kiềm hóa nước tiểu để làm tăng đào thải phenobarbital qua thận. Nếu người bệnh bị ngộ độc nặng, vô niệu hay bị sốc thì nên thẩm phân phúc mạc hay lọc máu thận nhân tạo.

Nguồn: sieuthithuocviet.edu.vn


Deprecated: Function WP_Query được gọi với một tham số đã bị loại bỏ kể từ phiên bản 3.1.0! Hãy sử dụng ignore_sticky_posts thay cho caller_get_posts (sẽ sớm bị loại bỏ) in /home/thuocviet/domains/sieuthithuocviet.edu.vn/public_html/wp-includes/functions.php on line 5697

Bài viết cùng chuyên mục: