864 lượt xem

Tìm hiểu về xét nghiệm D-dimer trong bệnh lý huyết khối

Tìm hiểu về xét nghiệm D-dimer trong bệnh lý huyết khối

Xét nghiệm D – dimer là xét nghiệm giúp phát hiện D – dimer trong máu, qua đó hỗ trợ chẩn đoán sớm và ngăn ngừa các biến chứng bệnh lý huyết khối.

 

Tìm hiểu về xét nghiệm D-dimer trong bệnh lý huyết khối
Tìm hiểu về xét nghiệm D-dimer trong bệnh lý huyết khối

Xét nghiệm D-dimer là gì?

Chuyên gia y tế Hoàng Thị Hậu (Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur) chia sẻ như sau: D-dimer là một trong những đoạn protein được tạo ra khi cục máu đông bị hòa tan trong cơ thể. Nó thường không thể phát hiện hoặc phát hiện ở mức rất thấp trừ khi cơ thể đang hình thành và phá vỡ cục máu đông. Sau đó mức độ D-dimer trong máu có thể tăng đáng kể. Xét nghiệm này phát hiện D-dimer trong máu qua đó hỗ trợ chẩn đoán và ngăn ngừa các biến chứng bệnh lý huyết khối.

Khi một mạch máu hoặc mô bị tổn thương và bắt đầu chảy máu, quá trình cầm máu bắt đầu tạo ra cục máu đông để hạn chế và cầm máu. Quá trình này tạo ra các sợi của một protein gọi là fibrin, liên kết chéo với nhau để tạo thành một mạng lưới fibrin. Mạng lưới đó, cùng với tiểu cầu, giúp giữ cục máu đông hình thành tại vị trí tổn thương cho đến khi nó lành.

Xét nghiệm D-dimer là gì?Xét nghiệm D-dimer là gì?

Khi cơ quan tổn thương đã có thời gian để chữa lành và cục máu đông không còn cần thiết nữa, cơ thể sẽ sử dụng một loại enzyme gọi là plasmin để phá vỡ cục máu đông thành những mảnh nhỏ để có thể loại bỏ. Một trong những sản phẩm thoái hóa fibrin cuối cùng được sản xuất là D-dimer, có thể được đo trong mẫu máu khi có mặt. Mức độ D-dimer trong máu có thể tăng khi có sự hình thành và phá vỡ các cục máu đông fibrin trong cơ thể.

Chỉ định xét nghiệm D-dimer

Theo tổng hợp tại Tin Y Dược, Xét nghiệm D-dimer thường được chỉ định trong các trường hợp sau:

Giúp loại trừ sự hiện diện của cục máu đông (huyết khối) trong cơ thể. Một số bệnh lý có thể gây tình trạng này bao gồm:

  • Huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT)
  • Thuyên tắc phổi (PE)
  • Đột quỵ

Xét nghiệm được chỉ định giúp hỗ trợ chẩn đoán các bệnh lý và tình trạng gây tăng đông máu hoặc phát hiện bất thường quá trình đông máu

Có thể được chỉ định để giúp chẩn đoán đông máu nội mạch lan tỏa (DIC) và theo dõi hiệu quả của điều trị DIC

Xét nghiệm D – dimer được thực hiện như thế nào?

Bà Hoàng Thị Hậu (Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur) chia sẻ cách thực hiện xét nghiệm như sau: Nhân viên y tế sẽ tiến hành lấy mẫu máu tĩnh mạch cánh tay người bệnh sau đó chuyển mẫu máu đến phòng thí nghiệm để phân tích. Kết quả xét nghiệm D-dimer thường trả trong ngày.

Ý nghĩa kết quả xét nghiệm D-dimer

Kết quả D-dimer bình thường hoặc âm tính (mức D-dimer nằm dưới ngưỡng giới hạn được xác định trước) có nghĩa người bệnh không có tình trạng cấp tính hoặc bệnh gây ra sự hình thành và vỡ cục máu đông bất thường. Hầu hết các chuyên gia đều đồng ý rằng D-dimer âm tính hữu ích nhất khi xét nghiệm được thực hiện với đối tượng có nguy cơ huyết khối thấp đến trung bình. Xét nghiệm được sử dụng để giúp loại trừ đông máu là nguyên nhân gây ra các triệu chứng.

Ý nghĩa kết quả xét nghiệm D-dimerÝ nghĩa kết quả xét nghiệm D-dimer

Kết quả D-dimer dương tính có thể cho thấy sự hiện diện của một sản phẩm thoái hóa fibrin ở mức độ cao bất thường. Xét nghiệm chỉ ra rằng có thể có sự hình thành và tan vỡ cục máu đông đáng kể trong cơ thể, nhưng không cho biết vị trí hoặc nguyên nhân chính xác.

Tuy nhiên, D-dimer tăng không phải lúc nào cũng chỉ ra sự hiện diện của cục máu đông vì một số yếu tố khác có thể gây ra mức tăng. Mức độ cao có thể được nhìn thấy trong các trường hợp fibrin được hình thành và sau đó bị phá vỡ như phẫu thuật gần đây, chấn thương, nhiễm trùng, đau tim và một số bệnh ung thư hoặc tình trạng fibrin chuyển hóa bất thường như bệnh gan.

Fibrin cũng được hình thành và phá vỡ trong thai kỳ do đó có thể dẫn đến mức độ D-dimer tăng cao. Tuy nhiên, nếu nghi ngờ DIC ở phụ nữ đang mang thai hoặc đang trong thời kỳ hậu sản bác sĩ có thể sử dụng xét nghiệm D-dimer, cùng với PT , PTT, fibrinogen và số lượng tiểu cầu để giúp chẩn đoán tình trạng của người bệnh. Nếu người phụ nữ mắc DIC, mức độ D-dimer của cô ấy sẽ rất cao.

D-dimer được khuyến nghị làm xét nghiệm bổ trợ. Vì D-dimer là một xét nghiệm nhạy cảm nhưng có độ đặc hiệu kém nên chỉ được sử dụng để loại trừ huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT)

Nguồn: sieuthithuocviet.edu.vn (Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur)


Deprecated: Function WP_Query được gọi với một tham số đã bị loại bỏ kể từ phiên bản 3.1.0! Hãy sử dụng ignore_sticky_posts thay cho caller_get_posts (sẽ sớm bị loại bỏ) in /home/thuocviet/domains/sieuthithuocviet.edu.vn/public_html/wp-includes/functions.php on line 5697

Bài viết cùng chuyên mục: