817 lượt xem

Triệu chứng Protein niệu và dấu hiệu của bệnh

Protein niệu là gì và những bệnh lý nào có thể gây ra protein niệu đang là vấn đề được nhiều người quan tâm, cũng như tìm hiểu về cách điều trị.

Tìm hiểu về protein liệu

Tìm hiểu về protein liệu

Protein niệu là gì?

Protein niệu là chỉ sự có mặt của protein trong nước tiểu. Bình thường trong nước tiểu không có hoặc có rất ít protein do cơ chế tái hấp thu protein ở thận. Đây là một dấu hiệu bất thường cảnh báo thận có vấn đề.

Thông thường bệnh không có triệu chứng nhưng đạm niệu được phát hiện bằng xét nghiệm nước tiểu thường xuyên. Bạn cũng có thể không mắc vấn đề nghiêm trọng về thận nếu kết quả xét nghiệm dương tính.Nếu số lượng protein trong nước tiểu cao thì nhiều khả năng người bệnh mắc hội chứng thận hư. Hội chứng này làm cho nước tích tụ trong cơ thể, gây phù mắt cá chân, ngón tay hoặc xung quanh mắt, nghiêm trọng hơn nữa là phù chân và lưng, phình bụng hoặc khó thở do nước xung quanh phổi.

Hiện nay để phát hiện có protein trong nước tiểu có thể sử dụng phương pháp định tính như: Đốt nước tiểu, bằng acid sulfosalicylic 3%. Định lượng protein niệu bằng cách gom nước tiểu 24h lại sau đó do lượng nước tiểu 24h. Điều này cần thực hiện bởi các bác sĩ hoặc những người có chuyên môn, việc sử dụng thuốc tân dược để kiểm tra sẽ không mang đến kết quả cho người bệnh.

Trong trường hợp này người bệnh cần làm gì?

Khi nào bạn cần tới gặp bác sĩ để kiểm tra Protein niệu?

Khi kết quả xét nghiệm cho thấy trong nước tiểu của bạn có một lượng protein nhất định và kèm theo một số biểu hiện của các bệnh lý khác, đề phòng trường hợp lượng protein trong nước tiểu chỉ là tạm thời, bạn có thể thực hiện thêm một xét nghiệm nữa để kết quả chính xác hơn.

Đồng thời khi xuất hiện những tiền sử bệnh về protein niệu thì bạn nên đến gặp ngay bác sĩ để tư vấn và làm xét nghiệm chẩn đoán kịp thời. Trong trường hợp này việc sử dụng thuốc đường tiết niệu hay bất kỳ vấn đề gì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe an toàn cho người bệnh.

Bên cạnh đó người bệnh cũng cần chú ý tới chế độ sinh hoạt hay ăn uống như: giảm lượng muối và nước trong chế độ ăn uống mỗi ngày. Kiểm soát chế độ ăn uống thích hợp (ăn ít chất béo) kết hợp với tập thể dục nhiều hơn. Việc này sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng bệnh được tốt hơn. Tuy nhiên dù tình trạng bệnh nặng hay nhẹ thì việc tới bệnh viện thăm khám và làm theo chỉ định của bác sĩ là điều hết sức quan trọng.

Nguồn: sieuthithuocviet.edu.vn


Deprecated: Function WP_Query được gọi với một tham số đã bị loại bỏ kể từ phiên bản 3.1.0! Hãy sử dụng ignore_sticky_posts thay cho caller_get_posts (sẽ sớm bị loại bỏ) in /home/thuocviet/domains/sieuthithuocviet.edu.vn/public_html/wp-includes/functions.php on line 5697

Bài viết cùng chuyên mục: