847 lượt xem

Vị thuốc Đỗ Trọng: Bổ can thận, cường gân cốt

Trong Đông y, vị thuốc Đỗ Trọng từ lâu đã được xem là vị thuốc quý, tác dụng bổ can thận, mạnh gân cốt,…Để hiểu hơn về vị thuốc Đông y này mời bạn đọc tham khảo bài viết sau.

Cây đỗ trọng

Thông tin về vị thuốc đỗ trọng

Đỗ trọng có tên khoa học là Eucommia ulmoides Oliv. Cây cao từ 10-15m có thể cao hơn, thường xanh. Lá cây mọc so le, mép khía răng, hình trứng rộng, mặt trên xanh đậm, mặt dưới nhạt hơn. Vỏ vây có màu xám. Cả vỏ và lá vây khi bẻ đôi sẽ xuất hiện sợi nhựa mảnh như tơ, màu trắng. Cây có nguồn gốc ở vùng ôn đới ấm tại Trung Quốc, ở Việt Nam chỉ có 1 loài đỗ trọng, tuy nhiên đa số chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc.

Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM chia sẻ cây có 2 nhóm thành phần hóa học chính là lignan glycosid và iridoid glycosid cùng một số nhóm hóa học khác.

Theo Y sĩ Y học cổ truyền thì bộ phận được sử dụng để làm thuốc là vỏ cây đỗ trọng, tùy theo mục đích điều trị mà sẽ có cách bào chế khác nhau. Theo đông y, vị thuốc đỗ trọng có tính ấm, hơi cay, tác dụng mạnh gân cốt, bổ can thận, an thai, dưỡng huyết, hạ áp. Dùng để điều trị tăng huyết áp, sưng tê phù, thận hư, phong thấp, đau lưng, đau bụng khi có thai, động thai ra huyết, bại liệu, đái đêm, liệt dương.

Bài thuốc từ vị thuốc đỗ trọng

Y sĩ Y học cổ truyền chia sẻ một số bài thuốc nổi tiếng từ đỗ trọng theo đông y như sau:

Bài thuốc dùng trị liệt dương, mỏi gối, đau lưng, thận yếu: Sử dụng 10g các vị gồm đỗ trọng, tục đoạn, ba kích, cẩu tích, đương quy, thục địa, mạch môn, hoài sơn, ngưu tất, cốt toái bổ. Cho tất cả vào nồi sắc uống hoặc tán bộ làm thành viên cùng với mật ong. Sử dụng một ngày 2 lần từ 15-20g.

Bài thuốc dùng trị đau vùng thắt lưng (Hải Thượng Lãn Ông): Sử dụng 80g ác vị thuốc gồm đỗ trọng và hạt quít. Sao thuốc và tán nhỏ. Sử dụng cùng với thang rượu và nước muối.

Đỗ trọng là vị thuốc quý

Bài thuốc dùng trị động thai: Sử dụng đỗ trọng và táo tàu. Giã 2 vị thuốc này thành viên to bằng hạt đậu. Uống khoảng 10 viên trong 1 ngày, chia làm 2 lần.

Bài thuốc dùng trị tăng huyết áp: Sử dụng 33g ​đỗ trọng 33g, 6,6g sa nhân, 6,6g cam thảo và 10g hoàng bá. Đối với người có bệnh suy tim sử dụng thêm quế 6,6g. Cho tất cả vị thuốc này vào 800ml nước, đun sôi từ 15 đến 20 phút. Sử dụng thuốc trong ngày chia làm 3 lần.

Bài thuốc dùng trị hen phế quản khi hết cơn hen: 60g Đỗ trọng, 80g thục địa và 60g các vị thuốc gồm hoàng bá, quy bản cùng 40g rau thai nhi khô, mạch môn, thiên môn, ngưu tất. Tất cả tán thành viên nhỏ. Sử dụng 1 lần 10g, 1 ngày dùng 2 lần.

Những lưu ý khi sử dụng vị thuốc đỗ trọng

Y sĩ y học cổ truyền lưu ý vị thuốc đỗ trọng kỵ huyền sâm và thoái. Người âm hư hỏa vượng không nên dùng.

Những thông tin về vị thuốc đỗ trọng cũng như các bài thuốc trị bệnh được cung cấp mang tính tham khảo. Người bệnh cần phải tham khảo ý kiến của các Lương Y, Bác sĩ Y học cổ truyền, Y sĩ đa khoa trước khi sử dụng.


Deprecated: Function WP_Query được gọi với một tham số đã bị loại bỏ kể từ phiên bản 3.1.0! Hãy sử dụng ignore_sticky_posts thay cho caller_get_posts (sẽ sớm bị loại bỏ) in /home/thuocviet/domains/sieuthithuocviet.edu.vn/public_html/wp-includes/functions.php on line 5697

Bài viết cùng chuyên mục: