984 lượt xem

Kỷ tử: Tác dụng, cách sử dụng và những lưu ý khi dùng

Kỷ tử là vị thuốc có nhiều tác dụng đối với sức khỏe như thải độc gan, bổ phổi, bổ mắt, sinh tinh,….Để hiểu thêm về vị thuốc này mời bạn đọc tham khảo bài viết sau.

Cây Câu kỷ tử

Thông tin về Kỷ tử

Kỷ tử hay còn được gọi là Khởi tử, Câu kỷ tử, Câu khởi, Địa tiên, Khủ khởi,…là quả chính phơi khô của cây Câu kỷ tử. Đây là một loại vị thuốc đông y quý, cây câu kỷ tử thường cao khoảng 1,5m đổ lại, cành cây thường nhỏ là thỉnh thoảng có gai mọc ở kẽ lá. Hoa nhỏ, cánh hoa màu tím. Quả mộng, có hình dạng trứng dài từ 0,5-2cm. Quả chính có màu đỏ sẫm hoặc màu vàng đỏ.

Bộ phận dùng làm thuốc là quả cây câu kỷ tử. Thường thu hái vào tháng 8 hoặc tháng 9, phơi trong râm mát đến khi quả bắt đầu nhăn mới phơi khô để dùng.

Theo các dược sĩ Cao đẳng Dược TPHCM thì thành phần chính của vị thuốc này bao gồm: Vitamin A, C, chất xơ, kẽm, sắt, canxi, axit amin, betanin, acid nicotinic, ….Do đó hạt này chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho cơ thể và có nhiều tác dụng chữa bệnh như:  an thần, bổ gân cốt, tinh huyết, cường thịnh âm đạo, ích khí, bổ thận, nhuận phế, trị tiểu đường, trị đau lưng, làm đẹp da…

Bài thuốc chữa bệnh từ Kỷ tử

Y sĩ y học cổ truyền bật mí Kỷ tử được sử dụng trong những bài thuốc chữa bệnh như sau:

Mắt sinh mộc thịt hoặc mắt đỏ: theo Trửu Hậu Phương thì dùng câu kỷ tử giã nát lấy nước, sau đó điểm khoảng 4 lần vào khóe mắt.

Trị da mặt sần sùi, da mặt nám:  sử dụng 10 cân câu kỷ tử cùng 3 cân sinh địa. Tán 2 vị thuốc thành bột. Sử dụng bằng cách uống 1 muỗng với rượu nóng. Uống một ngày khoảng 3 lần, uống nhiều da đẹp như con nít.

Trị chảy nước mắt: Sử dụng kỷ tử khoảng 960g. Cho vào túi lụa ngâm trọng rượu, đậy kín. Sau 21 ngày thì có thể dùng.

Trị sốt về chiều, mắt mờ, hoa mắt, đổ mồ hôi trộm: Sử dụng 12g cúc hòa và cây kỷ tử cùng 16g thục địa, 8g sơn dược, 6g Phục linh, Đơn bì, Câu kỷ. Tất cả tán bột mịn, uống mỗi lần 12g và một ngày uống 2 lần với nước muối nhạt.

Vị thuốc kỷ tử

Trị bệnh không chịu nổi thời tiết, suy nhược cơ thể vào mùa hè: Sử dụng Ngủ vị tử và câu kỷ tủ tán bột. Sử dụng bằng cách cho vào nước sôi uống thay trà.

Trị suy nhược, thận hư, hoa mắt, mắt mộng thịt: 1 cân kỷ tử, ngâm thấm rượu ngon. Sau đó chia làm 4 phần. 1 phần sao với 40g Tiểu hồi hương, 1 phần sao với Câu kỷ không thôi, 1 phần sao với 40g Thục tiêu,  1 phần sao với 40g Chi ma. THêm vào bạch truật, thục địa, bạch linh mỗi thứ 40g. Tán bột và luyện mật làm thành viên sử dụng hằng ngày.

Trị bệnh gan xơ, viêm mạn tính: Kỷ tử 12-24g, mạch môn 12g, bắc sa sâm 12g, đương qui 12g, sinh địa 24-40g, xuyên luyện tử 6g. Cho tất cả vào nồi sắc nước uống.

Những lưu ý khi sử dụng Kỷ tử

Vì vị thuốc kỷ tử có tình chất nê trệ do đó người bệnh nhân tiêu chảy kéo dài, tỳ vị hư yếu nên thận trọng sử dụng.

Bác sĩ YHCT Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn khuyến cáo nội dung về vị thuốc Kỷ tử được thông tin ở bài viết trên cùng các bài thuốc trị bệnh chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh nên sử dụng theo chỉ định của các bác sĩ y học cổ truyền, Lương y,…để có kết quả điều trị tốt nhất.


Deprecated: Function WP_Query được gọi với một tham số đã bị loại bỏ kể từ phiên bản 3.1.0! Hãy sử dụng ignore_sticky_posts thay cho caller_get_posts (sẽ sớm bị loại bỏ) in /home/thuocviet/domains/sieuthithuocviet.edu.vn/public_html/wp-includes/functions.php on line 5697

Bài viết cùng chuyên mục: