Hàm tu thảo từ lâu đã được Y học cổ truyền sử dụng làm nên nhiều bài thuốc trị bệnh hay. Để rõ hơn về công dụng, bài thuốc và lưu ý khi dùng mời bạn tham khảo bài viết sau.
- Binh lang: Vị thuốc đông y có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe
- Kỷ tử: Tác dụng, cách sử dụng và những lưu ý khi dùng
- Thương truật: Vị thuốc quý với nhiều tác dụng chữa bệnh
Tìm hiểu về thuốc Hàm tu thảo
Thông tin về vị thuốc Hàm tu thảo
Hàm tu thảo là tên gọi theo sách Y học cổ truyền của vị thuốc từ có nguồn gốc là cây trinh nữ hay còn gọi là cây xấu hổ, cây mắc cỡ,…
Cây trinh nữ thường mọc hoang ở ven đường, vùng đất trống. Cây thuộc thân thảo sống ít năm, chiều dài thân có thể vào khoảng 1,5m. Toàn thân và nhánh đều có gai hình móc. Lá cây xấu hổ tự động khép lại, có hình lông chim. Hoa của cây có màu tím đỏ, hình cầu.
Bộ phận dùng để làm thuốc là toàn bộ cây. Theo Y học cổ truyền vị thuốc có tác dụng vào kinh phế.
Theo các dược sĩ liên thông Cao đẳng Dược thì trong Hàm tu thảo có các hoạt chất gồm alcaloid, flavonosid, các loại alcol, acid amin, acid hữu cơ. Tác dụng theo nghiên cứu khoa học hiện đại là chống co giật, chống nọc rắn độc, chống trầm cảm, âu lo,…
Các bài thuốc chữa bệnh từ Hàm tu thảo
Y sĩ Y học cổ truyền cho biết trong Đông Y có nhiều bài thuốc chữa bệnh từ vị thuốc Hàm tu thảo rất hiệu quả. Thông tin các bài thuốc như sau:
Trị đau đầu, mắt hoa, mất ngủ, viêm dạ dày mạn tính: Sử dụng rễ cây Hàm tu thảo từ 10 -15g. Cho tất cả vào nồi và sắc uống.
Trị khí hư: Dùng rễ Hàm tu thảo tươi thực hiện giã, ép lấy nước rồi uống ngày 3 lần. Sử dụng 2 thìa canh mỗi lần liên tục trong một tuần.
Trị viêm khí quản mạn tính: Sử dụng 100g rễ Hàm tu thảo sắc với nước ( khoảng 600ml) cho đến khi chỉ còn 100ml thì có thể dùng. Sử dụng trong ngày chia làm 2 lần. Mỗi liệu trình 10 ngày. Kết quả thực tế cho thấy 70% bệnh nhân khỏi bệnh hoặc có chuyển biến tốt khi sử dụng sau một liệu trình điều trị, từ 2 đến 3 liệu trình có thể đạt tới 80%.
Vị thuốc Hàm tu thảo
Trị đau lưng, đau xương khớp, chân tay tê bại: Theo bác sĩ YHCT tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn Sử dụng rễ Hàm tu thảo đã thái mỏng sau đó tẩm rượu sao cho thơm.Sử dụng nguyên liệu vừa làm khoảng 20–30g. Cho vào nồi sắc với 400ml nước khi nào còn 100ml thì sử dụng. Uống trong ngày chia làm 2 lần. Có thể phối hợp với các bài thuốc theo công thức này:
Bài 1: Rễ Hàm tu thảo, dây đau xương, dây gắm, kê huyết đằng, thiên niên kiện, hy thiêm, gai tầm xoọng, thổ phục linh, tục đoạn, mỗi thứ 12g. Sắc uống hoặc ngâm rượu uống.
Bài 2: 10g rễ Hàm tu thảo, 10g thân cây ớt lá to, 10g thân cây bọt ếch, 10g rễ khúc khắc, 8g rễ bạch đồng nữ, 8g quả tơ hồng vàng. Tất cả đem nấu với 2 lần nước, rồi cô lại thành cao lỏng. Uống làm 2 lần trong ngày.
Bài 3: 10g rễ Hàm tu thảo cùng lá 3g các loại :cối xay, rau muống biển, lạc tiên, rễ cỏ xước, lá lốt. Sắc với nước uống trong ngày.
Bài 4: 20g các nguyên liệu gồm rễ Hàm tu thảo, cả cây xoan leo (tầm phỏng); 15g rễ cỏ xước và 10g củ xả. Cho tất cả vào sao vàng. Sắc với nước uống trong ngày.
Bài 5: 20g rễ Hàm tu thảo, rễ bưởi bung, rễ cúc tần mỗi thứ cùng 10g rễ đinh lăng, rễ cam thảo dây, mỗi thứ. Sắc với nước uống trong ngày.
Những chú ý khi dùng Hàm tu thảo
Các y sĩ y học cổ truyền lưu ý người bệnh trong trường hợp bị suy nhược cơ thể, bị hàn hoặc người đang mang thi thì không nên sử dụng.
Trên là một số thông tin về vị thuốc Hàm tu thảo, bài viết trên chỉ mang tính chất đọc để tham khảo, người bệnh không tự ý áp dụng khi chưa có sự chỉ định của người có chuyên môn.