Được xem là thuốc cấp cứu và giải độc đứng đầu bảng, Adrenaline được sử dụng để chỉ định sốc phản vệ và Ngừng tim – hô hấp do vô tâm thu hoặc rung thất chuyển động nhỏ.
Adrenaline: Thuốc cấp cứu chỉ định sốc phản vệ đầu bảng
Các chuyên gia khẳng định Adrenaline là loại thuốc đứng đầu bảng dưới dạng tiêm bắp hoặc tĩnh mạch có tác dụng kích thích trực tiếp hoặc gián tiếp. Cùng tìm hiểu về loại thuốc cấp cứu này nhé!
Những điều cần biết về thuốc cấp cứu Adrenaline
Nằm trong danh sách các loại thuốc tân dược được sử dụng phổ biến nhất hiện nay trong cấp cứu, Adrenaline có những đặc điểm đặc trưng dưới đây:
- Nhóm Dược lý: Thuốc cấp cứu và giải độc
- Tên gọi khác: Epinephrin
- Dạng bào chế : Dạng dung dịch tiêm
- Thành phần bao gồm: Adrenalin
- Dược lực cụ thể như sau:
Theo các chuyên gia về thuốc cấp cứu khẳng định thì Adrenalin là thuốc kích thích hệ adrenergic. Đồng thời đây cũng là thuốc có tác dụng kích thích trực tiếp trên receptor của hệ adrenergic. Bên cạnh đó thuốc Adrenaline cũng có hiệu quả gián tiếp làm tăng lượng catecholamin ở synap thần kinh của hệ adrenergic.
Dược động học của thuốc cấp cứu Adrenaline như thế nào?
Thông qua phân tích cụ thể có thể thấy rằng Adrenaline có tác động đến cơ thể và hình thành nên quá trình Dược động học cụ thể qua các giai đoạn sau:
– Giai đoạn là hấp thu: Adrenalin khác với các loại thuốc tân dược khác ở chỗ thuốc ít được hấp thu và bị phân huỷ ở đường tiêu hoá tức là ruột của bệnh nhân sau khi uống. Cụ thể thuốc cấp cứu này hấp thu qua đường đặt dưới lưỡi và đường tiêm. Tức là đường tiêm dưới da và tiêm bắp hấp thu chậm do gây co mạch nơi tiêm. Vì thuốc có thể được tiêm tình mạch nên hấp thu nhanh và dễ gây ra các hiện tức phản ứng, tai biến trên bệnh nhân như: phù phổi cấp, giãn mạch mạnh, tai biến mạch máu não. Vì vậy, các chuyên gia y tế khuyến rằng thuốc cấp cấp cứu Adrenalin chủ yếu dùng truyền tĩnh mạch là tốt nhất.
– Giai đoạn chuyển hoá: Trong cơ thể cả hai thành phần Adrenalin và các Catecholamin đều bị chuyển hoá bởi 2 loại enzym. Cụ thể là COMT và MAO sẽ tạo ra các chất chuyển hoá không còn hoạt tính.
– Giai đoạn thải trừ: Quá trình này chủ yếu thuốc cấp cứu Adrenalin thực hiện qua nước tiểu phần lớn dưới dạng đã chuyển hoá (acid vanylmandelic liên hợp với acid glucuronic hoặc acid sulfuric).
Dược động học của thuốc cấp cứu Adrenaline như thế nào?
Thuốc cấp cứu Adrenaline có tác dụng gì?
Theo phân tích của các y sĩ bác sĩ và các chuyên gia có thể thấy tác dụng của thuốc cấp cứu 0 Adrenaline cụ thể như sau:
+ Trên thần kinh giao cảm: Kích thích trực tiếp cả receptor alfa và beta – adrenergic, tuy nhiên với beta mạnh hơn. Biểu hiện tác dụng của thuốc trên cơ quan và tuyến như sau:
+ Với mắt: Gây co cơ tia mống mắt làm giãn đồng tử, làm chèn ép lên ống thông dịch nhẫn cầu gây tăng nhãn áp.
+ Với hệ tuần hoàn: Thuốc cấp cứu kích thích receptor beta 1 ở tim, khiến cho nhịp tim tăng, tăng sức co bóp của cơ tim, tăng lưu lượng tim do đó tăng công của tim và tăng mức tiêu thụ oxy của tim. Vì thế, nếu dùng quá liều có thể khiến bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim. Còn trên mạch adrenalin kích thích receptor alfa1 gây co mạch một số vùng như mạch ngoại vi, mạch da và mạch phổi, mạch vành, mạch máu tới bắp cơ.
+ Với chỉ số huyết áp: Thuốc cấp cứu Adrenalin làm tăng huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương ít bị tác động. Vì thế bệnh nhân có huyết áp trung bình sẽ tăng nhẹ. Trong trường hợp sau khi tiêm thuốc cấp cứu Adrenalin gây hạ huyết áp do phản xạ.
+Với hệ hô hấp: Thuốc Adrenalin gây kích thích nhẹ hô hấp, làm giãn cơ trơn phế quản và làm giảm phù nề niêm mạc nên có tác dụng cắt cơn hen phế quản.
Thuốc cấp cứu Adrenaline có tác dụng gì?
+ Trên hệ tiêu hoá: Thuốc làm giãn cơ trơn tiêu hoá, giảm tiết dịch tiêu hoá.
+ Trên hệ tiết niệu: Adrenaline làm giảm tiết dịch ngoại tiết như giảm tiết nước bọt , dịch vị, dịch ruột, nước mắt.
+ Trên chuyển hoá: Thuốc Adrenaline làm giảm tiết insulin, tăng tiết glucagon và tăng tốc độ phân huỷ glycogen nên tăng glucose máu. Tăng chuyển hoá cơ bản lên 20 – 30%, tăng tiêu thụ oxy, tăng cholesterol máu, tăng tạo hormon tuyến yên (ACTH) và tuyến tuỷ thượng thận (cortison).
Đặc biệt thuốc Adrenaline có tác dụng kích thích thần kinh đặc biệt rõ ở người bị bệnh Parkinson và làm tăng khả năng kết dính tiểu cầu.
Thuốc cấp cứu Adrenaline chỉ định với các trường hợp nào?
Trong siêu thị thuốc việt đưa ra thông tin về một số trường hợp chỉ định của thuốc Adrenaline:
- Bệnh nhân cần cấp cứu shock phản vệ.
- Bệnh nhân cần cấp cứu ngừng tim đột ngột (trừ ngừng tiêm do rung tâm thất).
- Bệnh nhân bị hen phế quản (hiện nay ít dùng vì có nhóm kích thích chọn lọc trên beta2).
- Với bệnh nhân cần cầm máu niêm mạc, trị viêm mũi, viêm mống mắt và cần dùng tại chỗ.
- Sử dụng trong trường hợp cần phối hợp với thuốc tê để tăng cường tác dụng của thuốc tê.
Trên đây là một số kiến thức cơ bản về thuốc cấp cứu Adrenaline mà bạn cần tìm hiểu.
Trang Minh