Ba kích vốn được cánh mày râu săn lùng vì được cho rằng có khả năng bổ thận, tráng dương, vậy ngoài tác dụng này ba kích còn có tác dụng nào khác hay không?
Tìm hiểu tác dụng của vị thuốc Đông Y Ba kích đối với sức khỏe
Tìm hiểu về vị thuốc Đông Y Ba kích
Ba kích còn có tân gọi khác là Bản Thảo Đồ Kinh, Bất điêu thảo, Ba cức, Diệp liễu thảo,…cây dạng thân thảo sống lâu năm, leo bằng thân quấn. Ba kích được Đông Y sử dụng làm thuốc từ rất lâu đời, theo y học hiện đại trong ba kích có rất nhiều các hoạt chất quý như: Gentianine, Carpaine, Choline, Trigonelline, Díogenin, Yamogenin, Gitogenin, Tigogenin, Vitexin, Orientin, Quercetin, Luteolin, Vitamin B1 (Chinese Hebral Medicine),…có tác dụng dược lý tương đối mạnh.
Bác sĩ Y học cổ truyền Ngô Thị Minh Huệ hiện đang công tác tại VB 2 Cao đẳng Dược Sài Gòn – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, Ba kích được rất nhiều người biết đến với công dụng là một loại thuốc bổ Dương, nhưng ngoài tác dụng này ba kích còn có rất nhiều tác dụng khác đối với sức khỏe. Theo đó. Ba kích có vị cay, ngọt, tính hơi ấm có tác dụng bổ vào kinh Tỳ và Thận, Tâm và Thận, vào kinh túc quyết âm Can và túc dương minh Vị (Bản Thảo Kinh Giải),…
Tác dụng chính của vị thuốc Đông Y ba kích
Bác sĩ Y học cổ truyền Ngô Thị Minh Huệ cho biết vị thuốc Đông Y ba kích có một số tác dụng chính sau đây:
- Chủ đại phong tà khí, cường cân cốt, an ngũ tạng, bổ trung, tăng chí, ích khí (Bản Kinh).
- Hạ khí, bổ ngũ lao, ích tinh (Biệt Lục). +Khứ phong, bổ huyết hải (Bản Thảo Cương Mục).
- An ngũ tạng, định tâm khí, trừ các loại phong( Nhật Hoa Tử Bản Thảo). +Bổ thận, ích tinh, tán phong thấp (Bản Thảo Bị Yếu).
- Hóa đờm (Bản Thảo Cầu Nguyên). +Cường âm, hạ khí (Dược Tính Luận).
- Ôn thận, tráng dương, cường tráng cân cốt, khứ phong thấp (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
- Bổ thận âm, tráng cân cốt, khứ phong thấp (Trung Dược Đại Từ Điển).
- Bổ thận dương, cường cân cốt, khứ phong thấp (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển).
- Bổ thận, tráng dương, cường cân cốt, khứ phong thấp (Thường Dụng Trung Thảo Dược Thủ Sách – Quảng Châu).
Vị thuốc Đông Y Ba kích thường được sử dụng trong nhiều bài thuốc khác nhau
Ngoài ra các chuyên gia y tế tại Cao đẳng y Dược TPHCM 2020 – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur còn cho biết, Ba kích được sử dụng để điều trị một số chứng bệnh như: Trị liệt dương, Trị đầu diện du phong, bụng dưới đau xuống âm hộ (Biệt Lục), Trị các chứng phong, thủy thũng (Nhật Hoa Tử Bản Thảo). Trị ngũ lao, thất thương, phong khí, cước khí, thủy thũng (Bản Thảo Bị Yếu). Trị nam giới bị mộng tinh, di tinh đầu mặt bị trúng phong (Dược Tính Luận). Trị cước khí (Bản Thảo Cương Mục). Trị ho suyễn, chóng mặt, tiêu chảy, ăn ít (Bản Thảo Cầu Nguyên). Trị liệt dương, bụng dưới lạnh đau, tiểu không tự chủ, tử cung lạnh, phong hàn thấp,lưng gối đau (Trung Dược Đại Từ Điển). Trị liệt dương, Di tinh, không thụ thai do tử cung lạnh, kinh nguyệt không đều, bụng dưới lạnh đau, phong thấp đau nhức, gân xương mềm yếu (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển). Trị thận hư, lưng gối mỏi, tê bại, phong thấp đau nhức, thần kinh suy nhược, liệt dương, di tinh, tảo tinh, tiết tinh, lãnh cảm, mất ngủ (Thường Dụng Trung Thảo Dược Thủ Sách – Quảng Châu). Để Ba kích phát huy hết tác dụng, bệnh nhân nên sử dụng 6-12g dạng thuốc thang. Có thể ngâm rượu hoặc nấu thành cao, làm thành hoàn, tán…
Một lời khuyên cuối mà Bác sĩ Ngô Minh Huệ dành cho bạn chính là bạn không nên tự ý sử dụng bất cứ một vị thuốc Đông Y nói chung hay Ba kích nói riêng để hạn chế những tác dụng phụ của thuốc đối với sức khỏe.
Theo sieuthithuocviet.edu.vn Tổng hợp