Chi tử còn có tên gọi khác hạt dành dành được biết đến như một vị thuốc quý được dùng rộng rãi trong y học cổ truyền để chữa bệnh cho con người.
Cây thuốc chi tử
Chi tử có tên khoa học Gardenia jasminoides Ellis, thuộc họ cà phê đây là vị thuốc đông y được nhiều người biết đến và dùng quả phơi khô để làm thuốc.
Cây chủ yếu phân bố ở các khu vực miền núi như Hòa Bình, Sơn La, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc…ngoài ra ở một số nơi đồng bằng cây cũng được trồng nhiều để làm thuốc và trang trí nhà cửa.
Mọi người thường sử dụng bộ phận là quả để làm thuốc, quả sẽ được thu hoạch vò tháng 10,11 được chế biến bằng cách phơi khô hoặc sao vàng sẽ đem lại công dụng khác nhau.
Chi tử thuộc nhóm thuốc thanh nhiệt tả hỏa được chế biến theo hai cách sao vàng và phơi khô:
Chi tư phơi khô: Có công dụng thanh nhiệt, giải độc
Chi tử sao vàng: giúp hạ hỏa, cầm máu
Hạt dành dành có các thành phần hóa học như: tanin, chất peclin, tinh dầu, gacdenin, manit.
Chi tử có vị đắng, tính hàn quy kinh vào 2 tâm, phế, can
Công dụng của chi tử (hạt dành dành)
Trong đông y chi tử có các công dụng chính đối với cơ thể con người như sau:
- Thanh lọc giải nhiệt đào thải độc tố cho cơ thể
- Lợi tiểu, hỗ trợ tiểu tiện khó khăn
- Chi tử có công dụng cầm máu
- Điều trị các triệu chứng như sốt, khó chịu, người bồn chồn, khát, ho, khó ngủ.; Các bệnh vàng da, chảy máu cam, tiểu tiện ra máu, viêm tiết niệu,viêm bể thận.
Theo các nhà thuốc đông Y cho biết nên sử dụng từ 10-15g mỗi ngày có thể kết hợp với các dạng thuốc sắc hoặc các vị thuốc đông y để tăng cường hiệu quả chữa bệnh tốt nhất cho con người.
Các bài thuốc chữa bệnh từ chi tử
Chi tử có công dụng điều trị viêm bể thận, lợi tiểu, viêm tiết niệu: Lấy chi tử 15g, cam thảo bắc 12g cùng với hạt đười ươi sắc khoảng lít nước để uống liên tục trong ngày có thể thay cho nước lọc.
Điều trị sốt có các triệu chứng khó ngủ, họng khát, vàng da: Lấy các vị thuốc đông y chi tử 12g, liên kiều 15g, phòng phong 10g, hoàng bá 10g, xích thược 10g, đương qui 20g, khương hoạt 7g, sinh Hoàng kỳ 25g, sinh cam thảo 10g và sinh địa 15g tất cả các vị thuốc trộn đều để sắc uống trong ngày.
Chi tử giúp điều trị chứng vàng da, viêm gan: Chi tử 13g cùng với nhân trần 20g rồi đun với 1 lít nước sau đó đun cạn dần chỉ còn 300ml chia thành 3 lần uống trong ngày.
Chi tử điều trị chảy máu cam: Dùng chi tử sao đen tán thành bột mịn và thổi vào mũi.
Chi tử giúp điều trị chứng ho ra máu, đi cầu, đi tiểu ra máu: Chi tử 13g, bạch mao căn 15g (xích thược, tri mẫu, hoàng cầm, trắc bá diệp mỗi vị 10g) thêm cát cánh 5g và cam thảo 4g rồi sắc để lấy nước uống trong ngày sẽ giúp chữa bệnh hiệu quả nhất.
Lưu ý cách sử dụng chi tử
Bệnh nhân không tự ý sử dụng thuốc mà không có sự chỉ định của bác sĩ đông y. Mỗi ngày không nên dùng quá 20g vì chi tử có tính hàn dễ gây tình trạng tiêu chảy, đi lỏng. Những người hư hàn, đi cầu lỏng không nên dùng chi tử.
Nguồn: Y học Sài Gòn