1973 lượt xem

Chuyên gia tư vấn về tầm quan trọng của Vitamin K

Vitamin K là gì? Tình trạng thiếu Vitamin K ở trẻ em và người lớn có các biểu hiện như thế nào để nhận biết sớm nhất tình trạng này?

Vitamin K là gì?
Vitamin K là gì?

Trong năm 2017 tại viện Nhi TW đã tiếp nhận 3 trường hợp trẻ nhập viện trong trạng thái xuất huyết não. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do thiếu Vitamin K.

1 tháng tiếp nhận 3 cháu bé xuất huyết não vì thiếu vitamin K

Theo TS.BS Đặng Ánh Dương, phó trưởng khoa Hồi sức Ngoại – Bệnh viện Nhi Trung ương, 3 cháu bé trên (ở Vĩnh Phúc, Nam Định, Hà Nam) đều mới hơn 1 tháng, nhập viện trong trạng thái hôn mê, li bì. Cả 3 cháu bé đều được làm các xét nghiệm chẩn đoán với kết quả là xuất huyết do giảm tỷ lệ prothrombin trong máu. Nguyên nhân chính là do thiếu vitamin K.

Tại bệnh viện Nhi TW, sau khi được truyền các chế phẩm máu để cầm máu, ngăn chặn chảy máu màng não, ổn định chức năng sống của các cháu nhỏ, các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật lấy máu tụ cho 3 bệnh nhi này.

Bác sĩ Dương cho biết, theo nghiên cứu hiện nay về thuốc tân dược cho thấy rằng, 90% trẻ xuất huyết não do thiếu vitamin K thường xảy ra vào lúc trẻ 30-40 ngày tuổi, và nguyên nhân là do thiếu vitamin K.

Mặc dù các trẻ đã được điều trị tích cực nhưng nhưng tỉ lệ tử vong hoặc để lại di chứng vẫn còn cao (tỉ lệ tử vong là 25-40%, di chứng là 40-50%). Các di chứng để lại là: teo não, não úng thủy, não bé, động kinh,…

Do đó để phòng bệnh, trẻ cần được cung cấp vitamin K ngay sau sinh theo 2 phương pháp: tiêm (bắp) hoặc uống. Tiêm cho tất cả trẻ mới sinh một mũi vitamin K1: 1mg, hoặc vitamin K3: 2mg. Cho tất cả trẻ mới sinh uống vitamin K1 2mg, 3 lần. Lần một: sau khi sinh, lần hai: 7 ngày tuổi và lần ba: 1 tháng tuổi.

“Trên thế giới ghi nhận, nếu trẻ được dùng vitamin K với chiến lược tốt thì tỉ lệ xuất huyết não chỉ là 0,25/100.000 trẻ đẻ sống”, BS Dương cho biết.

Chuyên gia y tế kể tên 5 dấu hiệu thiếu vitamin K

Các chuyên gia y tế tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, vai trò của vitamin K với quá trình đông máu. Tuy nhiên một số chức năng quan trọng khác của vitamin K gần đây được phát hiện, trong đó có vai trò khoáng hóa xương và bảo vệ hệ tim mạch, chống oxy hóa,…

Chuyên gia y tế kể tên 5 dấu hiệu thiếu vitamin K
Chuyên gia y tế kể tên 5 dấu hiệu thiếu vitamin K

Lượng vitamin K mà cơ thể chúng ta nhận được hàng ngày, là do vi khuẩn trong đường tiêu hóa tổng hợp, phần khác được cung cấp từ lượng thức ăn. Vì vậy, hàm lượng vitamin K trong cơ thể phụ thuộc vào sự hoạt động bình thường hay không của hệ tiêu hóa của mỗi con người.

Các triệu chứng thiếu vitamin K có thể bao gồm:

  • Dễ bầm tím
  • Xuất huyết đường tiêu hóa
  • Chảy máu mũi (chảy máu cam)
  • Ra máu nặng trong chu kỳ kinh nguyệt
  • Có máu trong nước tiểu

Vitamin K2 cũng là một trong số những loại vitamin quan trọng giúp dự phòng các bệnh về tim mạch. Các nghiên cứu về Y Dược đã chứng minh rằng những người tăng cường bổ sung vitamin K2 qua chế độ ăn uống hằng ngày sẽ có nguy cơ tử vong vì bệnh tim mạch thấp hơn người không bổ sung.

Trước khi dùng vitamin K, người dùng nên biết những gì?

Trước khi dùng vitamin K người dùng nên báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:

  • Người dùng bị dị ứng với thuốc hoặc bất kì loại tá dược trong chế phẩm mà bạn sử dụng.
  • Người dùng bị dị ứng với bất kì thuốc nào, bao gồm thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản và động vật.
  • Người bệnh có tiền sử mắc các bệnh như: bệnh về máu, bệnh gan và bệnh về túi mật, các bệnh liên quan hệ tiêu hóa.

 

Phụ nữ mang thai chỉ nên sử dụng vitamin K khi thật sự cần thiết

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng Vitamin K trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

Liều dùng vitamin K cho người lớn như thế nào?

Liều thông thường cho người lớn bị thiếu hụt vitamin K do thuốc do suy dinh dưỡng:

  • Người bệnh uống 10 – 40 mg mỗi ngày.

Liều thông thường cho người lớn gặp vấn đề về bệnh đông máu:

  • Người bệnh có thể uống đến 5 mg.

Liều thông thường cho người lớn với mục đích bổ sung dinh dưỡng:

  • Nam giới uống 120 mcg/ngày;
  • Nữ giới uống 90 mcg/ngày.

Liều dùng vitamin K cho trẻ em như thế nào?

Liều thông thường để bổ sung dinh dưỡng cho trẻ em:

  • Trẻ từ 0-6 tháng, bạn cho trẻ uống 2 mcg mỗi ngày;
  • Trẻ từ 6-12 tháng, bạn cho trẻ uống 2.5 mcg mỗi ngày;
  • Trẻ từ 1-3 tuổi, bạn cho trẻ uống 30 mcg mỗi ngày;
  • Trẻ từ 4-8 tuổi, bạn cho trẻ uống 55 mcg mỗi ngày;
  • Trẻ từ 9-13 tuổi, bạn cho trẻ uống 60 mcg mỗi ngày;
  • Trẻ từ 14-18 tuổi, bạn cho trẻ uống 75 mcg mỗi ngày.

Liều thông thường dự phòng thiếu vitamin K gây xuất huyết ở trẻ sơ sinh:

Bạn cho trẻ tiêm bắp 0,5-1 mg. Ngoài ra bạn có thể cho trẻ uống liều đầu tiên là 2 mg và liều thứ hai 2 mg sau 4-7 ngày.

Vitamin K có thể tương tác với thuốc nào?

Nếu bạn dùng kháng sinh hơn 10 ngày sẽ làm giảm nồng độ vitamin K. Những người có hàm lượng vitamin K thấp, như người suy dinh dưỡng, người lớn tuổi hoặc người đang sử dụng warfarin có nguy cơ cao bị giảm vitamin K khi dùng kèm những kháng sinh như: Cefamandole, Cefoperazone, Cefmetazole, Cefotetan

Vitamin K có thể tương tác với thuốc nào?
Vitamin K có thể tương tác với thuốc nào?

Phenytoin ức chế khả năng sử dụng vitamin K của cơ thể. Nếu bạn sử dụng thuốc chống động kinh như phenytoin trong giai đoạn mang thai hoặc cho con bú thì trẻ sinh ra có hàm lượng vitamin K thấp.

Vitamin K ức chế tác dụng của thuốc chống đông như warfarin.Orlistat, một loại thuốc dùng để giảm cân và olestra, một chất thêm vào thức ăn để giảm chất béo. Vitamin K tan trong dầu, do đó những thuốc này có thể làm giảm lượng vitamin K. Theo Cục quản lý thực phẩm thì, vitamin K và một số vitamin khác tan trong dầu như A, D, E cần được thêm vào những thức ăn chứa olestra. Khi kê toa cho bệnh nhân sử dụng orlistat, các bác sĩ chuyên khoa thường khuyên bạn dùng thêm multivitamin.

Nếu bạn không thể dùng vitamin K, bạn nên tránh những thực phẩm chứa olestra.

Người dùng nên làm gì trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều Vitamin K?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều vitamin K, người dùng gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương, trung tâm y tế, bệnh viện gần nhất.

Vitamin K có trong những thực phẩm nào?

Cơ thể hấp thụ tốt vitamin K thông qua thực phẩm. Tuy nhiên, bạn phải tiêu thụ vitamin K cùng chất béo để hiệu quả đạt cao nhất. Một số thực phẩm dưới đây có chứa nhiều vitamin K như:

  • Cải bó xôi. Cải bó xôi có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, trong đó có vitamin K
  • Húng quế. Húng quế có chứa rất nhiều vitamin K. Bạn chỉ cần dùng 1 lượng nhỏ là bỏ sung đủ vitamin K cho cơ thể.
  • Cải xoăn. Cải xoăn rất giàu vitamin K, giúp giảm cholesterol và phòng ngừa ung thư.
  • Bắp cải. Bắp cũng là loại rau chứa nhiều vitamin K, nhưng không nhiều bằng cải xoăn.
  • Bông cải xanh. Bông cải xanh là một loại rau chứa rất nhiều khoáng chất và vitamin, trong đó bao gồm vitamin K.

Các thông tin mang tính chất tham khảo, để có sự tư vấn chính xác nhất. Người bệnh liên hệ bác sỹ chuyên khoa, Dược sĩ Cao đẳng/Đại học tại các nhà thuốc và bệnh viện trên toàn quốc.

Nguồn: Siêu Thị Thuốc Việt

Thẻ tìm kiếm:

Deprecated: Function WP_Query được gọi với một tham số đã bị loại bỏ kể từ phiên bản 3.1.0! Hãy sử dụng ignore_sticky_posts thay cho caller_get_posts (sẽ sớm bị loại bỏ) in /home/thuocviet/domains/sieuthithuocviet.edu.vn/public_html/wp-includes/functions.php on line 5697

Bài viết cùng chuyên mục: