Trên thị trường ngành Dược hiện nay có hai hình thức bán lẻ dược phẩm đó là nhà thuốc và quầy thuốc. Giữa nhà thuốc và quầy thuốc có sự khác biệt rất lớn.
Sự khác nhau giữa nhà thuốc và quầy thuốc
Giữa nhà thuốc và quầy thuốc có sự khác biệt lớn chủ yếu ở người trực tiếp chịu trách nhiệm chuyên môn khi bán thuốc.
Đối với nhà thuốc yêu cầu người chịu trách nhiệm phải có bằng tốt nghiệp Dược sĩ trình độ Đại học trở lên, đã có 2 năm kinh nghiệm thực hành tại các cơ sở chuyên môn bán thuốc.
Với quầy thuốc người chịu trách nhiệm phải có bằng tốt nghiệp hệ trung cấp, cao đẳng, đại học về chuyên ngành dược, …
Theo quy định về Luật Dược số 34/2005/QH11 quy định 05 hình thức bán lẻ thuốc bao gồm hiện nay bao gồm:
+ Nhà thuốc
+ Quầy thuốc
+ Đại lý bán thuốc của doanh nghiệp dược phẩm
+ Tủ thuốc của trạm y tế
+ Cơ sở bán lẻ thuốc đông y, thuốc từ dược liệu.
Theo quy định của luật Dược số 105/2016/QH13 quy định có 04 hình thức bán lẻ thuốc bao gồm:
+ Nhà thuốc
+ Quầy thuốc
+ Tủ thuốc của trạm y tế xã;
+ Cơ sở chuyên bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền.
Theo chuyên trang tin tức y dược cho biết có 02 hình thức bán lẻ dược phẩm phổ biến nhất chính là nhà thuốc và quầy thuốc.
Cách phân biệt hai hình thức bán lẻ dược phẩm hiện nay:
Khoản Mục | Nhà Thuốc | Quầy thuốc |
Về Người phụ trách chuyên môn chính | Dược sĩ đại học trở lên phụ trách chuyên môn | Dược sĩ trung học phụ trách chuyên môn |
Về phạm vi hoạt động |
Được bán lẻ thuốc thành phẩm; pha chế thuốc theo đơn | Được bán lẻ thuốc thành phẩm |
Về địa bàn hoạt động | Được mở tại bất kỳ địa bàn nào | Được mở tại địa bàn huyện, xã của các huyện ngoại thành, ngoại thị của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương |
Về việc thay đổi thuốc trong đơn | Được quyền thay thế thuốc cùng loại trong đơn nếu được sự đồng ý của người mua | Không được thực hiện việc thay thế thuốc |
Dược sĩ cao đẳng có nhiệm vụ gì tại các nhà thuốc và quầy thuốc?
Theo các chuyên gia cao đẳng Y Dược Hà Nội cho biết dược sĩ là những người làm việc trong ngành Dược có mối quan hệ chặt chẽ với lĩnh vực y tế với mục đích chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho con người.
Hiện nay các dược sĩ không chỉ có nhiệm vụ bán thuốc tại các hệ thống nhà thuốc bệnh viện, cơ sở y tế, quầy thuốc tham gia vào quá trình chẩn đoán, thăm khám lâm sàng cho bệnh nhân. Đồng thời theo dõi tình trạng và sử dụng thuốc của bệnh nhân, giải thích rõ ràng các xét nghiệm lâm sàng cho bệnh nhân hiểu cùng nhân viên y tế khác.
Không chỉ vậy dược sĩ có thể đảm nhiệm vị trí công tác tại các cơ quan như bệnh viện, cơ sở hành nghề y tế, các công ty Dược phẩm, phòng Quản lý nghiệp vụ, viện nghiên cứu dược phẩm, trung tâm Chăm sóc sức khỏe cộng đồng hoặc có thể tự mở Quầy thuốc bên ngoài.
Nhiệm vụ chính của các dược sĩ theo cấp bậc
Trong quá trình đào tạo Dược sĩ sẽ có những công việc tương ứng với từng cấp bậc của dược sĩ:
Dược tá (Dược sơ cấp): Thường làm việc tại các xí nghiệp sản suất dược phẩm hoặc phụ giúp, hỗ trợ bán thuốc cho các Dược sĩ ở quầy thuốc, cấp thuốc tại Khoa Dược trong bệnh viện.
Dược sĩ Cao đẳng: Đảm nhiệm vị trí trong các lĩnh vực của ngành Dược, có thể t tự chịu trách nhiệm khi mở quầy thuốc của riêng mình.
Dược sĩ Đại học: Làm việc tại các vị trí của lĩnh vực của ngành dược họ chủ yếu đảm nhiệm quản lý nhà nước về Thuốc, tham gia nghiên cứu, sản xuất tại các công ty Dược phẩm. Chịu trách nhiệm chuyên môn về nhà thuốc mình phụ trách.
Nguồn: Sieuthithuocviet.edu.vn