Các vị thuốc nam được coi là thảo dược quý chữa bệnh cho con người trong đó nổi tiếng dây đau xương chữa các bệnh thoái hóa khớp, đau nhức đầu gối cho con người.
Đặc điểm nhận dạng của dây đau xương
Dây đau xương còn có tên gọi khác như cây Khoan Cân đằng, tục cốt đằng. Có tên khoa học là Tinospora sinensis Merr, thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae).
Dây đau xương có chiều dài từ 7- 8cm rồi rũ xuống dạng dây leo, lúc đâu có lông nhưng về sau sẽ nhẵn, không còn sần sùi nữa. Ngoài ra mặt dưới lá có lông màu trắng nhạt, lá hình tim, cuống tròn, hõm lại, đỉnh hẹp thành mũi nhọn. Lá có chiều dài khoảng từ 10-20 cm, rộng 8-10 cm có 5 gân nhỏ, hình chân vịt.
Hoa dây đau xương thường mọc đơn độc hoặc thành chùm ở kẽ lá, hoặc chùm lá tụ lại. Quả chín có màu đỏ, dịch nhày hình bán cầu.
Dây đau xương là vị thuốc đông y vô cùng quý chúng mọc hoàng ở khắp nơi trên cả nước không phân biệt đồi núi, đồng bằng. Trong dân gian vẫn lưu truyền các bài thuốc chữa bệnh thoái hóa khớp, đau xương,nhức mỏi toàn cơ thể, tê thấp…. cực tốt cho con người.
Thành phần hóa học dây đau xương
Trong dây đau xương có chứa nhiều thành phần Ancaloit có công dụng chống viêm, giảm đau do thoái hóa khớp gây ra. Dây đau xương có vị đắng, tính mát với công dụng lớn giúp khu trừ phong thấp, thư cân hoạt lạc. Bên cạnh đó cây được dùng để làm thuốc bổ tăng cường sức đề kháng, cũng như hệ miễn dịch cho con người tốt nhất.
Ngoài ra dây đau xương được dùng để chữa các chứng tụ máu, sốt rét kinh niên, chữa tê bại, rắn cắn rất hiệu quả.
Các bài thuốc chữa đau đầu, thoái khớp từ dây đau xương
Dây đau xương thuộc nhóm thuốc phát tán phong thấp được dùng để chữa các bệnh về đau nhức xương, mỏi gối, đau đầu gối… rất hiệu quả.
Chữa đau đầu gối do ngã tổn thương, chạy nhiều: Chỉ cần dùng lá dây đau xương đem giã nát rồi chế với rượu đem vắt lấy nước cốt để uống còn bã chưng nóng để xoa bóp và đắp vào chỗ đau.
Chữa đau đầu gối do chứng thận yếu gây ra: Dùng bài thuốc đông y như Dây đau xương 12g, cẩu tích 20g, củ mài 20g, tỳ giải 16g, đỗ trọng 16g, bổ cốt toái 16g, thỏ ty tử 12g, rễ cỏ xước 12g, củ mài 12g. Các nguyên liệu thuốc này đem sắc hoặc ngâm với rượu để uống.
Dây đau xương chữa đau đầu gối do thoái hóa, phong thấp: Dùng dây đau xương, đơn gối hạc, cỏ xước, rễ gấc, bưởi bung mỗi loại từ 20-30g để sắc lấy nước uống.
Dây đau xương dùng để trị rắn cắn bằng cách dùng lá dây đau xương 20g, lá thài lài 30g, lá tía tô 20g, rau sam 50g. Các vị thuốc này nên dùng tươi rửa sạch đem giã nhỏ rồi vắt lấy nước cốt để uống, dùng bã để đắp lên vùng bị rắn cắn.
Bài thuốc chữa thấp khớp từ dây đau xương: Dùng các vị thuốc như dây đau xương, củ kim cang với lượng bằng nhau để bào chế thành dạng cao để uống. Mỗi ngày nên uống từ 6g cao và thêm cao chế từ các vị thuốc như dây đau xương, độc lực, hoàng lực, thổ phục linh, huyết giác, lá lốt, bưởi bung, tầm xuân, hoàng nàn chế, kê huyết đằng, ngưu tất sẽ giúp nâng cao hiệu quả chữa bệnh cho con người.
Nguồn: Sieuthithuocviet.edu.vn