5833 lượt xem

Những điều cần biết về thuốc Meloxicam

Meloxicam là thuốc gì? Tác dụng và cách sử dụng thuốc Meloxicam ra sao để mang lại hiệu quả tốt nhất cho người sử dụng? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết sau nhé!

Những điều cần biết về thuốc Meloxicam

Những điều cần biết về thuốc Meloxicam

Tác dụng của thuốc Meloxicam là gì?

Thuốc Meloxicam thuộc nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, kháng viêm không steroid (NSAID). Cụ thể thuốc Meloxicam có tác dụng sau:

  • Các y bác sĩ dùng thuốc Meloxicam trong việc điều trị viêm khớp, làm giảm đau, sưng và cứng khớp cho bệnh nhân mắc bệnh viêm khớp.
  • Thuốc Meloxicam còn có tác dụng khác là điều trị cơn đau do bệnh gout cấp tính gây ra, tuy nhiên bạn chỉ nên dùng thuốc khi bác sĩ chỉ định.

Thuốc Meloxicam có nhiều dạng và nổi bật nhất là chế chế phẩm Meloxicam 7.5mgMeloxicam 15mg.

Cách dùng thuốc Meloxicam sao an toàn?

Các chuyên gia khuyên rằng, khi dùng Meloxicam bằng đường uống, thường dùng là một lần/ngày với một cốc nước (khoảng 240ml) tùy theo hướng dẫn của bác sĩ. Đặc biệt khi uống thuốc Meloxicam không nằm xuống trong ít nhất 10 phút.

Với trường hợp bạn dùng thuốc Meloxicam dạng lỏng, cần lắc chai nhẹ nhàng trước khi dùng. Cần đo liều sử dụng bằng một thiết bị hoặc thìa đặc biệt để có liều lượng dùng theo tiêu chuẩn bác sĩ đưa ra.

Nếu dạ dày khó chịu, bạn hãy dùng thuốc cùng thực phẩm, sữa hoặc thuốc kháng axit để giảm kích ứng dạ dày. Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc Meloxicam dựa trên tình trạng của bệnh nhân và khả năng đáp ứng điều trị. Tuy nhiên không nên dùng quá 15mg mỗi ngày vì liều cao làm tăng nguy người bệnh có khả năng bị loét dạ dày hoặc chảy máu dạ dày.

Thuốc Meloxicam thường phát huy tác dụng sau 2 tuần sử dùng, để có hiệu quả cao nhất bạn nên sử dụng thuốc thường xuyên. Cần dùng thuốc vào những thời điểm giống nhau mỗi ngày và không tự ý ngừng sử dụng thuốc Meloxicam khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ. Nếu trong trường hợp dùng thuốc, tình trạng bệnh trở nên xấu hơn bạn cần báo cho bác sĩ điều trị để có sự thay đổi phù hợp.

Liều dùng thuốc Meloxicam

Những thông tin sau không thể thay thế cho lời khuyên của các bác sĩ, chuyên gia y tế. Vì thế, trước khi sử dụng thuốc Meloxicam cần hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ để phù hợp tình trạng bệnh.

Liều dùng thuốc Meloxicam cho người lớn như thế nào?

Liều dùng thuốc Meloxicam thông thường cho người lớn mắc bệnh viêm xương khớp:

  • Liều khởi đầu: dùng 7,5 mg uống một lần mỗi ngày.
  • Liều duy trì: dùng 7,5 mg uống một lần mỗi ngày.
  • Liều tối đa: dùng 15 mg/ngày.

Liều dùng thuốc Meloxicam thông thường cho người lớn mắc bệnh viêm khớp dạng thấp:

  • Liều khởi đầu: dùng 7,5 mg uống một lần mỗi ngày.
  • Liều duy trì: dùng 7,5 mg uống một lần mỗi ngày.
  • Liều tối đa: dùng 15 mg/ngày.

Liều thuốc dùng Meloxicam cho trẻ em như thế nào?

Liều dùng thuốc Meloxicam thông thường cho người lớn mắc bệnh viêm khớp dạng thấp ở thiếu niên:

  • Đối với trẻ nhỏ hơn hoặc bằng 2 tuổi dùng 0,125 mg/kg uống một lần mỗi ngày.
  • Liều tối đa: dùng 7,5 mg/ngày.

Dược sĩ hướng dẫn sử dụng thuốc Meloxicam

Dược sĩ hướng dẫn sử dụng thuốc Meloxicam

Thuốc Meloxicam có những dạng và hàm lượng nào?

Thuốc Meloxicam có dạng viên nén, viên nén bao phim, ống chứa dung dịch tiêm và hàm lượng là Meloxicam 7,5mg; meloxicam 15mg.

Tác dụng phụ thuốc Meloxicam

Khi dùng thuốc tân dược Meloxicam có thể gặp các tác dụng phụ sau:

Cần đến bệnh viên ngay nếu bạn có biểu hiện phản ứng dị ứng: phát ban; khó thở; sưng mặt, môi, lưỡi hoặc họng.

Ngừng sử dụng thuốc Meloxicam và gọi cho bác sĩ ngay nếu bạn có một tác dụng phụ nghiêm trọng như:

  • Đau ngực, suy nhược, khó thở, nói lắp, các vấn đề với thị lực hoặc cân bằng.
  • Ho ra máu hoặc nôn mửa giống như bã cà phê.
  • Phân màu đen, có máu, hoặc hắc ín.
  • Đi tiểu ít hơn bình thường hoặc không.
  • Sưng tấy hoặc tăng cân nhanh chóng.
  • Buồn nôn, đau bụng trên, ngứa, chán ăn, nước tiểu đậm màu, phân màu đất sét, vàng da (hoặc mắt).
  • Phát ban da, bầm tím, ngứa dữ dội, tê, đau, yếu cơ.
  • Phản ứng da nặng – sốt, đau họng, sưng mặt hoặc lưỡi, nóng rát trong mắt, đau da, tiếp theo là tình trạng phát ban da đỏ hoặc màu tím lan (đặc biệt là ở mặt hoặc trên cơ thể) và gây phồng rộp và bong tróc.

Ngoài ra bạn có thể gặp tác dụng phụ nghiêm trọng khi dùng thuốc Meloxicam:

  • Khó chịu dạ dày, tiêu chảy, đầy hơi, ợ khí.
  • Chóng mặt, căng thẳng, đau đầu.
  • Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, đau họng.
  • Phát ban da nhẹ.

Tuy nhiên, không phải ai dùng thuốc Meloxicam cũng gặp tác dụng phụ kể trên. Có thể xuất hiện các tác dụng phụ khác không được đề cập do không phổ biến. Nếu bạn có bất kỳ gì bất thường hoặc thắc mắc về tác dụng phụ của thuốc Meloxicam hãy  hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ.

Bạn nên bảo quản thuốc Meloxicam như thế nào?

Bảo quản thuốc Meloxicam ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong ngăn đá hay phòng tắm. Mỗi loại thuốc đều có cách bảo quản khác nhau để không làm mất đi tác dụng của thuốc. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì hoặc hỏi dược sĩ. Để thuốc tránh xa tầm tay trẻ em. Thuốc có bán tại các siêu thị thuốc tây trên toàn quốc.

Không vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước khi có yêu cầu. Thay vì đó, bạn hãy vứt thuốc Meloxicam đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Hoặc bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Trước khi dùng Meloxicam bạn nên biết những gì?

Trước khi dùng Meloxicam, bạn nên:

Nói với bác sĩ và dược sĩ của bạn nếu bạn bị dị ứng với Meloxicam, aspirin hoặc các NSAID khác như ibuprofen (Advil, Motrin) và naproxen (Aleve, Naprosyn) hoặc bất kỳ loại thuốc nào khác.

Báo với bác sĩ và dược sĩ các loại thuốc kê toa và không kê toa, vitamin, thực phẩm chức năng và thảo dược bạn đang sử dụng hoặc dự định dùng. Hãy chắc chắn để đề cập đến các loại thuốc: thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACEI) như benazepril (Lotensin), captopril (Capoten), enalapril (Vasotec), fosinopril (Monopril), lisinopril (Prinivil, Zestril) và quinapril (Accupril); cholestyramine (Questran); thuốc lợi tiểu; liti (ESKALITH, Lithobid, những thuốc khác) và methotrexate (Rheumatrex). Dựa vào đó bác sĩ có thể có sự thay đổi liều thuốc phù hợp với cơ thể bạn hoặc theo dõi một cách cẩn thận về các tác dụng phụ thuốc.

Cần báo với bác sĩ nếu bạn đang hay đã từng mắc bệnh hen suyễn, đặc biệt là nếu bạn có biểu hiện nghẹt hoặc chảy nước mũi thường xuyên hoặc polyp mũi (sưng niêm mạc mũi); sưng bàn tay, bàn chân, mắt cá chân, hoặc cẳng chân; hoặc bệnh thận hoặc bệnh gan.

Nếu bạn đang có thai, đặc biệt là nếu bạn đang ở tháng cuối của thai kỳ hoặc dự định có hay trong thời gian cho con bú cũng cần báo với bác sĩ.

Nếu bạn đang có phẫu thuật hoặc phẫu thuật nha khoa, hãy nói cho bác sĩ hoặc nha sĩ bạn đang dùng Meloxicam.

Những điều cần lưu ý nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú:

Mặc dù chưa có các nghiên cứu đầy đủ xác định rủi ro của việc dùng thuốc Meloxicam trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ khi dùng thuốc Meloxicam.

Tương tác thuốc Meloxicam

Thuốc meloxicam có thể tương tác với thuốc nào?

Tương tác thuốc Meloxicam có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Cách tốt nhất bạn nên viết một danh sách những thuốc mà bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) để đưa cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Bạn không nên tự ý dùng, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ.

Hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bạn bắt đầu sử dụng một thuốc chống trầm cảm như citalopram (Celexa), escitalopram (Lexapro), fluoxetine (Prozac, Sarafem, Symbyax), fluvoxamine (Luvox), paroxetine (Paxil) hoặc sertraline (Zoloft). Việc sử dụng thuốc này kèm với thuốc NSAID có thể dễ gây bầm tím hoặc chảy máu.

  • Liti (ESKALITH, Lithobid);
  • Cyclosporine (Gengraf, Neoral, Sandimmune);
  • Thuốc lợi tiểu như furosemide (Lasix);
  • Glyburide (DiaBeta, Micronase);
  • Methotrexate (Rheumatrex, Trexall);
  • Thuốc chống đông máu như warfarin (Coumadin, Jantoven);
  • Natri polystyrene sulfonate (Kayexalate, Kionex);
  • Các steroid (prednisone và những loại khác);
  • Aspirin hoặc các NSAID khác (thuốc kháng viêm không steroid) như diclofenac (Voltaren), etodolac (Lodine), ibuprofen (Advil, Motrin), indomethacin (Indocin), ketoprofen (Orudis), naproxen (Aleve, Naprosyn) và những thuốc khác.
  • Thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACEI) như benazepril (Lotensin), enalapril (Vasotec), lisinopril (Prinivil, Zestril), quinapril (Accupril), ramipril (Altace) và những loại khác;

Lưu ý: hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc dùng thuốc Meloxicam có tương tác với thức ăn, rượu và thuốc lá hay không?

Lưu ý khi dùng thuốc Meloxicam hạn chế tác dụng phụ

Lưu ý khi dùng thuốc Meloxicam hạn chế tác dụng phụ

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc Meloxicam?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc Meloxicam. Cần báo cho bác sĩ nếu có bất kỳ biểu hiện nào của sức khỏe, đặc biệt là:

  • Thiếu máu;
  • Hen suyễn;
  • Vấn đề chảy máu;
  • Suy tim sung huyết;
  • Mất nước;
  • Phù (cơ thể giữ nước hay sưng tấy);
  • Tiền sử nhồi máu cơ tim;
  • Bệnh tim hoặc mạch máu;
  • Tăng huyết áp (cao huyết áp);
  • Bệnh thận;
  • Bệnh gan;
  • Tiền sử loét hoặc chảy máu dạ dày;
  • Tiền sử đột qụy – Sử dụng một cách thận trọng vì thuốc này có thể làm cho những tình trạng này tồi tệ hơn;
  • Bệnh hen suyễn nhạy cảm với aspirin;
  • Tiền sử nhạy cảm với aspirin – Không nên được sử dụng ở những bệnh nhân mắc những tình trạng này;

Phẫu thuật tim (ví dụ, bắc động mạch vành ghép [CABG]) – Không nên dùng Meloxicam để giảm đau ngay trước hoặc sau khi phẫu thuật.

Các triệu chứng khi bạn dùng thuốc Meloxicam quá liều có thể bao gồm:

  • Thiếu năng lượng;
  • Buồn ngủ, buồn nôn, nôn mửa;
  • Đau bụng; phân có máu, màu đen hoặc hắc ín;
  • Nôn ra bã có máu hoặc giống như bã cà phê;
  • Khó thở, co giật, hôn mê;

Nếu bạn quên một liều thuốc Meloxicam hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp như kế hoạch và không nên dùng gấp đôi liều đã quy định tránh những triệu chứng kể trên.

Nguồn: sieuthithuocviet.edu.vn


Deprecated: Function WP_Query được gọi với một tham số đã bị loại bỏ kể từ phiên bản 3.1.0! Hãy sử dụng ignore_sticky_posts thay cho caller_get_posts (sẽ sớm bị loại bỏ) in /home/thuocviet/domains/sieuthithuocviet.edu.vn/public_html/wp-includes/functions.php on line 5697

Bài viết cùng chuyên mục: