1056 lượt xem

Đái tháo nhạt, căn bệnh nguy hiểm ít người để ý

Là một căn bệnh nguy hiểm không kém bệnh đái tháo đường nhưng đái tháo nhạt hiện tại vẫn chưa được mọi người chú ý.

 

Đái tháo nhạt, căn bệnh nguy hiểm ít người để ý

Đái tháo nhạt là hiện tượng đi đái nhiều lần trong cả ngày lẫn đêm và bệnh nhân luôn trong tình trạng khát nước. Đái tháo nhạt không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, lao động hàng ngày. Bạn cần tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh và điều trị sớm để thoát khỏi tình trạng phiền phức này.

Các dấu hiệu và triệu chứng thường gặp nhất của đái tháo nhạt

Theo nguồn tin đáng tin cậy từ nhiều Dược sĩ Cao đẳng Dược cho biết, dấu hiệu và triệu chứng phổ biến nhất của bệnh đái tháo nhạt bao gồm:

  • Rất khát nước
  • Bài tiết ra rất nhiều nước tiểu loãng
  • Phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh mà lượng nước tiểu cơ thể bài tiết ra có thể lên tới 15 lít/ngày trong trường hợp bạn uống rất nhiều nước. Thông thường, một người trưởng thành khỏe mạnh chỉ thải ra lượng nước tiểu trung bình khoảng 3 lít/ngày.
  • Cần phải dậy vào ban đêm để đi tiểu và tiểu dầm.

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có đái tháo nhạt có thể có các dấu hiệu và triệu chứng sau đây

  • Không giải thích được khuôn mặt hay không nguôi ngoai khóc.
  • Ướt tã bất thường.
  • Sốt, nôn mửa hoặc tiêu chảy.
  • Da khô.
  • Tăng trưởng chậm.
  • Giảm trọng lượng

Các dấu hiệu và triệu chứng thường gặp nhất của đái tháo nhạt

Bạn nên đi khám ngay lập tức nếu nhận thấy hai dấu hiệu phổ biến nhất của đái tháo nhạt là đi tiểu quá nhiều và khát cùng cực.

Nguyên nhân gây bệnh đái tháo nhạt

Theo Tây Y, dựa vào nguyên nhân gây bệnh người ta chia đái tháo nhạt thành 2 thể với những nguyên nhân khác nhau.

Đái tháo nhạt trung ương (hay đái tháo nhạt thể thần kinh) là do tổn thương vùng sản xuất hooc môn chống đái tháo ADH(Anti diuretic hormon) dẫn đến cơ thể thiếu chất tiết tố kháng lợi niệu, chức năng tái hấp thu nước của tiểu quản thận suy giảm gây nên tiểu nhiều, lượng nước tiểu giảm, khát nước và uống nhiều nước.

Đái tháo nhạt thể trung ương thường có nguyên nhân sau:

  • Do tại nạn gây chấn thương sọ não ảnh hưởng đến tuyến yên( trường hợp này có thể khỏi sau 6 tháng)
  • Đái tháo nhạt sau khi phẩu thuật( thường xuất hiện từ 1-6 ngày sau khi mổ, bệnh có thể khỏi, có thể tái phát hoặc trở thành bệnh mạn tính
  • Khối u ( chiếm khoảng 30-50%) Các khối u ở sọ hầu, u tuyến tùng, u màng não, u tế bào thần khinh, di căn của ung thư vú hoặc phổi cũng có thể làm rối loạn tổn thương vùng sản xuất hóc môn ADH
  • Bệnh lý u mạch não: Túi phình động mạch não, huyết khối, hội chứng sheehan, tai biến mạch máu não.
  • Bệnh hiễm khuẩn do viêm mạn tính hoặc do di chứng của bệnh viêm màng não, viêm não, chấn thương vùng đáy sọ hay các phẫu thuật gần tuyến yên và vùng dưới đồi cũng có thể gây ra chứng đái tháo nhạt.
  • Di truyền: Đái tháo nhạt mang tính di truyền tản phát hoặc gia đình( hiếm gặp mang tính di truyền trội qua nhiễm sắc thể thường).

Đái tháo nhạt thể ngoại biên là do tổn thương của thận gây nên làm cho ống thận không thể đáp ứng tác dụng của hoc mon ADH và không hút được nước trở lại. Khi đó hoạt động của thận không chịu ảnh hưởng của ADH nữa nên sẽ thải rất nhiều nước tạo ra nhiều nước tiểu.

Nguyên nhân gây bệnh đái tháo nhạt

Đái tháo nhạt có thể gây ra sự mất cân bằng điện giải. Điện giải là khoáng chất trong máu, chẳng hạn như natri, kali và canxi – duy trì sự cân bằng dịch trong cơ thể. Sự mất cân bằng điện giải có thể gây ra các triệu chứng như nhức đầu, mệt mỏi, khó chịu và đau nhức bắp thịt.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh đái tháo nhạt?

Phương pháp điều trị bệnh đái tháo nhạt phụ thuộc vào các yếu tố và nguyên nhân gây bệnh. Nếu nguyên nhân gây bệnh là do sức ép của khối u lên tuyến yên, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật loại bỏ khối u. Ngoài ra, nếu nguyên nhân là do ảnh hưởng tạm thời của các ca phẫu thuật não hoặc các bệnh khác, người bệnh có thể được chỉ định các loại thuốc kháng sinh chuyên biệt, mà không cần đến phẫu thuật.

Đặc biệt, người bệnh nên kiểm soát lượng nước uống vào và thải ra. Nếu khát nước, người bệnh không nên uống quá ít hoặc quá nhiều, chỉ nên uống một lượng vừa đủ để thận có thể hoạt động ổn định lại.

Nguồn: sieuthithuocviet.edu.vn


Deprecated: Function WP_Query được gọi với một tham số đã bị loại bỏ kể từ phiên bản 3.1.0! Hãy sử dụng ignore_sticky_posts thay cho caller_get_posts (sẽ sớm bị loại bỏ) in /home/thuocviet/domains/sieuthithuocviet.edu.vn/public_html/wp-includes/functions.php on line 5697

Bài viết cùng chuyên mục: