Ở nước ta nói chung và khu vực Nam Bộ – Lâm Đồng nói riêng tỷ lệ nhiễm giun lươn khá cao. Khi nhiễm bệnh, giun lươn tồn tại rất lâu trong cơ thể, đến một lúc nào đó có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng người bệnh.
Nhiễm giun lươn và những biến chứng nguy hiểm
Trong thực tế, giun lươn là một bệnh ký sinh trùng lây qua da và niêm mạc, theo ước tính trên thế giới có khoảng 75 triệu người mắc, bệnh phát triển mạnh ở những nơi có thời tiết nóng, ẩm, điều kiện vệ sinh kém, vùng lưu hành nhiều nhất là Đông Nam Á (trong đó có Việt Nam), Mỹ Latinh, châu Phi cận Sahara và ở Đông Nam Hoa Kỳ. Theo các giảng viên Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết, ở nước ta từ Lâm Đồng cho đến Cà Mau tỷ lệ nhiễm giun lươn là khá cao trong dân số. Khi nhiễm bệnh, giun lươn tồn tại rất lâu trong cơ thể, gây ảnh hưởng trực tiếp đến các cơ quan trong cơ thể mà chúng di chuyển qua như: da, tiêu hóa, phổi, thực quản, hạch bạch huyết…. gây ra nhiều triệu chứng như nổi mề đay, ngứa da, có khi đau bụng, rối loạn tiêu hóa, ho kéo dài và nhiều biến chứng nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng người bệnh.
Chu kỳ phát triển của giun lươn
Giun lươn sống kí sinh ở ruột non nhưng cũng có thể sống ở ngoại cảnh. Miệng giun có 2 môi, vỏ thân có khía ngang, nông. Giun cái trưởng thành có đầu thon dài và đuôi nhọn, kích thước khoảng 2mm x 34 mm. Giun đực có kích thước khoảng 0,7 mm x 36 m, đuôi hình móc và có 2 gai sinh dục. Trứng giun lươn hình bầu dục, có kích thước 50 – 58 x 30 – 34 mm. Ấu trùng phát triển rất nhanh thành ấu trùng có thực quản hình ụ trong trứng và thoát vỏ ngay trong ruột, theo phân ra ngoài nên rất ít khi thấy trứng giun lươn trong phân trừ trường hợp bệnh nhân bị ỉa chảy nhiều. Ấu trùng tiếp tục phát triển ở ngoại cảnh thành ấu trùng có thực quản hình trụ có khả năng xâm nhập qua da người hoặc sống tự do ở ngoại cảnh.
Ấu trùng giun lươn đẻ ra trong đất ẩm, ấm phát triển qua 3 giai đoạn. Dựa vào đường xâm nhập của ấu trùng -> di chuyển đến các vị trí cao hơn -> xuyên qua và đến tuần hoàn máu tính mạch -> vào tim. Theo hệ tuần hoàn -> ấu trùng đi vào mao mạch phổi và phổi, chui lên phế quản, khí quản -> lên hầu, miệng -> dạ dày, ruột non -> nơi đó chúng phát triển thành giun trưởng thành và ăn các thức ăn từ máu. Giun trưởng thành đẻ trứng vào phân, thải ra môi trường, sau đó trứng nở ấu trùng tiếp tục lại chu kỳ mới.
Chu kỳ phát triển của giun lươn
– Khả năng tồn tại trong môi trường bên ngoài: điều kiện phù hợp cho ấu trùng giun lươn phát triển ngoại cảnh là khí hậu nóng ẩm. Tuy nhiên, giun lươn có thể phát triển ở vùng ôn đới hoặc lạnh.
Nguồn truyền nhiễm của giun lươn
- Ổ chứa: người là ổ chứa chính của giun lươn Strongyloides stercoralis. Giun lươn cũng có thể có ở một số động vật như chó, khỉ, vượn.
- Thời gian ủ bệnh: thời gian từ lúc ấu trùng xâm nhập qua da đến khi phát triển thành giun trưởng thành và đẻ trứng, trứng phát triển thành ấu trùng ra ngoại cảnh khoảng 2-4 tuần.
- Thời kỳ lây truyền: là khoảng thời gian sống của giun cái trưởng thành từ khi được thụ tinh và đẻ trứng, thâm chí đến 35 năm sau trong trường hợp tự nhiễm
Phương thức lây truyền
- Qua đường da, niêm mạc
- Tuy nhiên giun lươn còn có đường truyền nhiễm bất thường là chu kỳ ngược dòng: trong một số điều kiện nhất định, ấu trùng giun lươn dính lại quanh hậu môn phát triển thành ấu trùng có thực quản hình trụ và gây tự nhiễm lại cho bệnh nhân.
Phòng ngừa bệnh nhiễm giun lươn
Theo nguồn tin được chia sẻ trên trang tin tức Y Dược thì việc điều trị giun lươn còn nhiều hạn chế, tỷ lệ tái nhiễm cao do thiếu quan tâm của các thầy thuốc lâm sàng. Với phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh, nên lưu ý các vấn đề sau đây để hạn chế sự nhiễm bệnh, tái nhiễm và lây lan trong cộng đồng:
- Vệ sinh môi trường: Quản lý tốt phân, nước, rác.
- Vệ sinh cá nhân, không phóng uế bừa bãi.
- Áp dụng các biện pháp phòng hộ trong lao động và sinh hoạt hàng ngày. Những người thường hay tiếp xúc với đất nên mang găng tay, đi giày dép, đi ủng.
- Nên chủ động khám, xét nghiệm định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm 1 lần.
- Nâng cao sức đề kháng cơ thể, ăn nhiều rau, trái cây tươi, luyện tập thể thao hàng ngày để bảo vệ và tăng cường sức đề kháng của cơ thể, tránh tình trạng suy giảm miễn dịch làm bùng phát bệnh giun lươn lan tỏa.
Phòng ngừa bệnh nhiễm giun lươn
Cách điều trị bệnh nhiễm giun lươn
Do giun lươn có thể sinh sản trong cơ thể người nên việc điều trị cần được tiếp tục cho đến khi giun bị loại trừ hết. Bệnh nhân điều trị bằng các loại thuốc tân Dược ức chế miễn dịch phải được xét nghiệm tìm giun lươn trước, và có lẽ sau những khoảng thời gian nhất định trong quá trình điều trị. Khi nhiễm đồng thời giun lươn và giun đũa, hoặc giun móc (hiện tượng rất hay xảy ra), điều trị loại trừ giun đũa và giun móc trước, sau đó đến giun lươn. Đối với một số bệnh nhân xét nghiệm ấu trùng giun lươn âm tính, một liệu trình điều trị ivermectin theo kinh nghiệm có thể được chỉ định.
Nguồn: sieuthithuocviet.edu.vn