2293 lượt xem

Phenobarbital: Thuốc chống động kinh, chống co giật

Phenobarbital là loại thuốc được sử dụng nhiều để chống co giật trong điều trị bệnh động kinh. Tuy nhiên để sử dụng thuốc đạt hiệu quả cao nhất và hạn chế tác dụng phụ thì người bệnh cần lưu ý một số vấn đề dưới đây.

Phenobarbital: Thuốc chống động kinh, chống co giật

Phenobarbital: Thuốc chống động kinh, chống co giật

Phenobarbital là thuốc chống co giật thuộc nhóm barbiturat. Nhiều Dược sĩ Cao đẳng Dược cho biết, phenobarbital và barbiturat khác có tác dụng tăng cường, bắt chước tác dụng ức chế synap của acid gama aminobutyric (GABA) ở não. Phenobarbital và barbiturat khác làm giảm sử dụng oxygen ở não trong lúc gây mê, chủ yếu thông qua việc ức chế hoạt động của neuron.

Phenobarbital: ứng dụng trong điều trị bệnh động kinh

Phenobarbital là một thuốc chống co giật, an thần gây ngủ thuộc nhóm barbiturat. Nhờ khả năng ức chế dẫn truyền tín hiệu thần kinh trung ương tương tự GABA (gama butyric acid), Phenobarbital có thể ngăn chặn các cơn động kinh cục bộ và toàn thể. Theo một nghiên cứu tại Trung quốc vào năm 2006 cho thấy, có khoảng 68% số trường hợp mắc bệnh động kinh có thể làm giảm đáng kể các cơn co giật sau khi sử dụng Phenobarbital trong vòng 12 tháng, trong đó 34% bệnh nhân cắt được cơn hoàn toàn.

Ngoài ra, Phenobarbital còn nổi tiếng trong nhóm thuốc an thần để điều trị chứng mất ngủ, rối loạn lo âu trong thời gian ngắn (không quá 2 tuần) với hai biệt dược phổ biến nhất là: Luminal và Solfoton.

Phenobarbital: ứng dụng trong điều trị bệnh động kinh

Phenobarbital: ứng dụng trong điều trị bệnh động kinh

Liều dùng của Phenobarbital sẽ theo từng chỉ định cụ thể:

  • Trẻ trên 12 tuổi, sử dụng liều tính theo cân nặng: 15 – 20mg/kg/ ngày để chống co giật. Phenobarbital không nên được sử dụng ở trẻ em dưới 12 tuổi bởi tính an toàn và hiệu quả ở những trường hợp này vẫn chưa rõ ràng.
  • Người lớn: dùng 50 – 100 mg, 2 – 3 lần/ngày để điều trị động kinh.

Nếu chỉ sử dụng với mục đích an thần, chống mất ngủ thì chỉ dùng với liều 30 – 120 mg/ngày.

Cách sử dụng Phenobarbital an toàn và hiệu quả

Uống thuốc đúng, đủ liều theo hướng dẫn

  • Sử dụng thuốc kháng sinh Phenobarbital đều đặn theo đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý tăng/giảm liều hoặc ngưng dùng thuốc khi chưa cho ý kiến của bác sĩ ngay cả khi các cơn co giật đã được kiểm soát.
  • Một số thuốc có thể gây tương tác với phenolbarbital, do vậy cần thông báo cho bác sĩ biết nếu bạn đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khác.
  • Nếu bạn quên uống thuốc, hãy sử dụng lại càng sớm càng tốt, nhưng nếu nó gần với liều tiếp theo thì hãy bỏ qua liều đã quên, chứ không nên uống bù và cố gắng nhớ uống thuốc đúng giờ đối với những lần sau.
  • Thuốc có thể làm giảm suy nghĩ, gây buồn ngủ, tình trạng sẽ tồi tệ hơn khi uống rượu, do vậy, không nên uống rượu, hãy cẩn thận nến phải thực hiện bất cứ việc gì đòi hỏi sự tập trung, chẳng hạn như lái xe, điều khiển máy móc.

Lưu ý sử dụng thuốc Phenobarbital ở phụ nữ

Với phụ nữ, thuốc có thể làm giảm hiệu quả của thuốc tránh thai đường uống (hoạt chất giống nội tiết tố), do vậy bạn nên cân nhắc sử dụng các phương pháp tránh thai khác. Khi có ý định mang thai, cần nói chuyện với bác sĩ trước để cân nhắc điều chỉnh liều hoặc thay thế thuốc khác phù hợp hơn, bởi Phenobarbital có thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi, gây lệ thuộc thuốc ở trẻ sơ sinh nếu người mẹ dùng trong thai kỳ. Trong trường hợp bắt buộc phải dùng thuốc để kiểm soát cơn co giật thì cần sử dụng với liều thấp nhất còn hiệu lực. Thuốc có thể đi vào sữa mẹ do vậy nên chọn giải pháp nuôi con bằng sữa ngoài nếu bạn đang sử dụng thuốc

Tác dụng phụ sau khi dùng Phenobarbital điều trị co giật, động kinh

Thuốc tân Dược Phenobarbital có thể anh hưởng đến hệ thần kinh: Ban đầu có thể gây buồn ngủ, đây là tình trạng phổ biến nhất xảy ra với tỷ lệ 1 – 3/100 bệnh nhân. Tuy nhiên sau đó, người bệnh có thể bị rối loạn giấc ngủ, nhức đầu, ảo giác, rối loạn tâm thần, căng thẳng, lo lắng, chóng mặt, giảm trí nhớ, lú lẫn,..

  • Trên hệ hô hấp: thở nông, gây ngưng thở khi ngủ
  • Trên hệ tim mạch: nhịp tim chậm, hạ huyết áp, ngất xỉu
  • Trên hệ tiêu hóa: buồn nôn, nôn, táo bón
  • Các phản ứng khác: phản ứng dị ứng (mẩn ngứa, viêm da tróc vảy), sốt, viêm loét miệng, dễ bị kích thích, nóng nảy (thường xảy ra ở trẻ em và người già)

Không sử dụng Phenobarbital nếu:

  • Bị dị ứng với bất kỳ thành phần trong Phenobarbital
  • Có tiền sử bị rối loạn chuyển hóa porphyrin trong máu
  • Ngưng sử dụng và báo ngay cho bác sĩ nếu bạn có những biểu hiện của dị ứng như phát ban trên da, khó thở, sưng mặt, môi, lưỡi, hoặc họng.

Tác dụng phụ sau khi dùng Phenobarbital điều trị co giật, động kinh

Tác dụng phụ sau khi dùng Phenobarbital điều trị co giật, động kinh

Phenobarbital có thể gây nhờn thuốc nếu dùng liều cao kéo dài

Khi quá lạm dụng hoặc dùng Phenobarbital liều cao kéo dài sẽ dẫn đến hiện tượng quen thuốc và làm tăng nguy cơ ngộ độc cho người bệnh. Tình trạng phụ thuộc thuốc tương tự như nghiên rượu. Nếu tự ý giảm liều hoặc ngưng đột ngột có thể khiến triệu chứng bệnh trở nên trầm trọng hơn, ban đầu có thể là bị mất thăng bằng khi đi lại, nói lắp, liên tục rung giật nhãn cầu (mắt), kèm theo dấu hiệu rối loạn tâm thần như dễ bị kích thích, mất ngủ, lú lẫn,… sau đó là những cơn co giật nặng hơn chóng mặt, hạ huyết áp thế đứng và ngất xỉu. Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, hội chứng cai thuốc có thể gặp như hiếu động thái quá, ngủ không ngon, hay quấy khóc và tỉnh giấc giữa đêm, run chây tay,… Do vậy, việc sử dụng thuốc Phenobarbital cần được theo dõi nghiêm ngặt và chỉ được điều chỉnh tăng/giảm liều nếu bác sĩ yêu cầu.

Nguồn: sieuthithuocviet.edu.vn


Deprecated: Function WP_Query được gọi với một tham số đã bị loại bỏ kể từ phiên bản 3.1.0! Hãy sử dụng ignore_sticky_posts thay cho caller_get_posts (sẽ sớm bị loại bỏ) in /home/thuocviet/domains/sieuthithuocviet.edu.vn/public_html/wp-includes/functions.php on line 5697

Bài viết cùng chuyên mục: