863 lượt xem

Cùng tìm hiểu về tai biến nhiễm trùng do truyền máu

Đơn vị máu bị nhiễm trùng trong quá trình thao tác lấy máu, tách thành phần máu, bảo quản máu và quá trình truyền máu cho bệnh nhân bởi các loại tụ cầu, liên cầu, nấm. Nguyên nhân này ngày nay ít gặp do điều kiện ngày nay đã tốt hơn tuy vậy vẫn còn nguy cơ nhiễm trùng tiềm ẩn, nên cần phải chú ý.

 Cùng tìm hiểu về tai biến nhiễm trùng do truyền máuCùng tìm hiểu về tai biến nhiễm trùng do truyền máu

Bệnh viêm gan do truyền máu

Theo tổng hợp tin y dược, cho tới nay người ta đã phát hiện 7 virus viêm gan đó là virus viêm gan A, B, C, D, G và virus không A, trong đó có 6 virus có khả năng truyền qua đường máu riêng loại virus viêm gan E chưa phát hiện thấy có khả năng này. Do đó viêm gan vẫn còn là biến chứng nguy hiểm thường gặp nhất trong truyền máu.

Viêm gan sau truyền máu có thể xảy ra sau truyền bất kì chế phẩm máu nào nhưng hiếm gặp sau truyền các globulin miễn dịch, yếu tố VIII được xử lí nhiệt hoặc albumin đã được xử lí nhiệt.

Phần lớn trường hợp là do virus viêm gan C. Theo số liệu thống kê cho thấy có tới 95% viêm gan sau truyền máu là do virus này và chỉ dưới 2% trường hợp có thể quy cho virus viêm gan B và virus viêm gan D; một số virus không A, không B khác cũng có thể gây viêm gan sau truyền máu nhưng rất ít gặp.

Cùng tìm hiểu về tai biến nhiễm trùng do truyền máuTai biến nhiễm trùng do truyền máu

Nhiễm các vi khuẩn

Nhiễm giang mai do truyền máu là do máu được lấy từ người cho bị bệnh giang mai không sàng lọc hoặc có sàng lọc nhưng ở giai đoạn cửa sổ không phát hiện được. Khi đã nhiễm giang mai sẽ có biểu hiện lâm sàng đó là sau khi truyền máu từ 4 tuần – 4 tháng chính là thời gian ủ bệnh, bệnh nhân có dấu hiệu xuất hiện loét, sưng bộ phân sinh dục, không đau; sau đó sẩn da lan tỏa và tổn thương bạch huyết ở giai đoạn 2; cuối cùng tổn thương tim mạch và thần kinh trung ương vào giai đoạn 3. Cách để dự phòng nhiễm giang mai chủ yếu dựa vào việc bảo quản máu dài ngày ngoại trừ chế phẩm tiểu cầu và bạch cầu hạt, bên cạnh đó cần lưu ý hạ thấp nhiệt độ trước khi truyền để giết chết xoắn khuẩn.

Ngoài ra, nhiễm khuẩn do các vi khuẩn gram thuộc nhóm gram âm như các chủng Pseudomonas, E.coli…có thể xảy ra ở các chế phẩm máu bảo quản ở nhiệt độ phòng. Trong các chế phẩm máu bảo quản ở nhiệt độ thường có chế phẩm khối tiểu cầu chẳng hạn. Như vậy, để dự phòng cần phải vô trùng các kỹ thuật lấy máu, điều chế, dự trữ chế phẩm máu cũng như hết sức tập trung vào quy chế sàng lọc người cho máu.

Theo sieuthithuocviet.edu.vn : Nguyễn Yến – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur


Deprecated: Function WP_Query được gọi với một tham số đã bị loại bỏ kể từ phiên bản 3.1.0! Hãy sử dụng ignore_sticky_posts thay cho caller_get_posts (sẽ sớm bị loại bỏ) in /home/thuocviet/domains/sieuthithuocviet.edu.vn/public_html/wp-includes/functions.php on line 5697

Bài viết cùng chuyên mục: