Decolgen là một trong những loại thuốc được sử dụng phổ biến mỗi khi người dân có biểu hiện sốt, nghẹt mũi, nhức đầu, cảm cúm… Vậy Decolgen dùng như thế nào đạt hiệu quả cao?
Sử dụng Decolgen và những điều cần biết
Tuy nhiên theo cô Nguyễn Thảo – GV Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Để sử dụng thuốc một cách an toàn và hiệu quả thì bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây để hiểu thêm về thuốc này nhé!
Thành phần và tác dụng của thuốc Decolgen?
Thành phần của Decolgen được phối hợp từ 3 hoạt chất chính như sau:
- Paracetamol (Acetaminophen): đây là loại thuốc hạ sốt, giảm đau không gây nghiện. Cơ chế tác dụng là giảm đau và hạ sốt do làm giảm sự tổng hợp Prostaglandine bằng cách ức chế hệ thống men Cyclooxygenase nên làm tăng ngưỡng chịu đau và làm giảm các triệu chứng khó chịu khác.
- Phenylephrine hydrochloride: Có tác dụng giúp làm co niêm mạc mũi và giảm sung huyết mũi; giảm sự tiết dịch ở mũi và phế quản.nên giúp người bệnh giảm triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi.
- Chlorpheniramine maleate: đây là loại thuốc kháng histamin H1 có tác dụng chống dị ứng, đặc biệt có hiệu quả trên đường hô hấp làm giảm hắt hơi, chảy nước mũi, giảm bài tiết chất nhầy đường hô hấp trên.
Vì vậy Decolgen là một loại thuốc tân dược có các tác dụng chính là giảm đau, hạ sốt, chống sung huyết và chống dị ứng.
Decolgen có 2 chế phẩm ở dạng viên nén và dạng siro. Dạng siro thường dùng cho trẻ nhỏ vì có độ ngọt nên dễ uống.
Thành phần và tác dụng của thuốc Decolgen?
Chỉ định
Decolgen được sử dụng cụ thể trong các trường hợp sau:
- Bị cảm cúm.
- Các bệnh lý ở mũi họng như: viêm mũi dị ứng, viêm xoang, viêm họng, viêm thanh quản …
- Cải thiện các triệu chứng như sốt, ớn lạnh, ho, hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, sung huyết mũi do dị ứng thời tiết …
- Giảm đau trong các trường hợp: đau đầu, đau tai, đau răng, đau bụng kinh, đau khớp…
Cách sử dụng Decolgen
Bạn nên sử dụng thuốc tân dược Decolgen theo sự hướng dẫn của nhân viên y tế. Bạn có thể tham khảo liều cụ thể như sau:
- Đối với chế phẩm Decolgen dạng viên nén
Người lớn: dùng 1 đến 2 viên/lần, 3 đến 4 lần/ngày
Trẻ em:
Từ 2 đến 6 tuổi: 1/2 viên/lần, 3 đến 4 lần/ngày.
Từ 7 đến 12 tuổi: 1/2 đến 1 viên/lần, 3 đến 4 lần/ngày.
Trên 12 tuổi: sử dụng như người lớn.
- Đối với chế phẩm Decolgen dạng siro
Người lớn: dùng 2 muỗng canh (30 ml), 3 đến 4 lần/ngày.
Trẻ em:
Trẻ dưới 2 tuổi: 1/2 đến 1 muỗng cà phê (2,5 đến 5 ml), 3 đến 4 lần/ngày. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Từ 2 đến 6 tuổi: 1 đến 2 muỗng cà phê (5 đến 10 ml), 3 đến 4 lần/ngày.
Từ 7 đến 12 tuổi: 1 muỗng canh (15 ml), 3 đến 4 lần/ngày.
Trên 12 tuổi: sử dụng như người lớn.
Chống chỉ định của Decolgen
- Người mẫn cảm với một trong các thành phần của thuốc như Paracetamol, Phenylephrine Hydrochloride, Chlorpheniramine Maleate.
- Nghiện rượu.
- Suy gan, suy thận nặng.
- Tăng huyết áp nặng
- Thiểu năng động mạch vành nặng
- Đợt cấp của hen phế quản
- Bệnh lý tuyến giáp.
Tác dụng không mong muốn
Theo cô Thảo – GV Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur thì một số tác dụng không mong muốn có thể xảy ra khi sử dụng Decolgen như:
Sử dụng Decolgen cần lưu ý tác dụng phụ nào?
- Cảm thấy bồn chồn, lo âu, ngủ gà, khó ngủ, choáng váng, cơn hưng phấn, ảo giác, hoang tưởng …
- Tăng huyết áp, loạn nhịp tim, nhịp tim chậm, co mạch ngoại vi …
- Gây kích thích dạ dày, buồn nôn, nôn, chán ăn …
- Tác dụng phụ về da: ban đỏ, mày đay, hội chứng Steven – Johnson (SJS), hội chứng hoại tử da nhiễm độc (TEN) hay hội chứng Lyell, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP)…
- Tác dụng phụ trên gan: tăng men gan, viêm gan cấp, suy gan …
- Tác dụng phụ trên thận: suy thận.
Những lưu ý khi sử dụng Decolgen
Uống Decolgen liều cao kéo dài có thể làm tăng nhẹ tác dụng chống đông của các thuốc chống đông như coumarin, dẫn chất indandion …
Không uống rượu trong thời gian sử dụng Decolgen vì có thể làm tăng nguy cơ tổn thương gan và gây buồn ngủ nặng nề hơn.
Decolgen có thể gây buồn ngủ nên thận trọng khi vận hành máy móc, lái xe sau khi dùng thuốc.
Do Decolgen có chứa paracetamol, không được dùng cùng lúc với bất kỳ thuốc nào khác có chứa paracetamol như Panadol, Efferalgan, Tiffy, Pamin… vì có khả năng quá liều paracetamol gây ngộ độc.
Chia sẻ bởi Nguyễn Thảo – GV Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tại https://sieuthithuocviet.edu.vn