Dị ứng thời tiết là một căn bệnh khá phổ biến. Bệnh gây ra bởi các tác nhân từ môi trường ô nhiễm xung quanh, nó có thể xuất hiện ở bất kì thời điểm nào trong năm.
Những điều cần biết về dị ứng thời tiết và cách phòng tránh
Dấu hiệu khi bị dị ứng với thời tiết
“Những người mắc bệnh này thường có những dấu hiệu điển hình như: da nổi mẩn đỏ, ngứa, cơ thể khó chịu, nóng ran vùng dưới da… khi nhiệt độ thay đổi đột ngột. Trên cơ thể thì mặt, cổ, tay, chân là bị ảnh hưởng nhiều nhất. Cảm giác da ngứa rát và nóng, hoặc da nổi phát ban đỏ mà không kèm theo triệu chứng gì.” – Tin y dược tổng hợp
Đối với trường hợp da nổi mề đay là người bệnh đã bị dị ứng nặng; những vết nổi cộm lên trên da, dày bì có thể tập trung hoặc lan rộng sang các khu vực khác nhau trên cơ thể. Giai đoạn này, người bệnh có thể có những biểu hiện sau: hô hấp trở nên khó khăn, tụt huyết áp đột ngột, mề đay xuất hiện trên nhiều vùng.
Ngoài ra còn một số các triệu chứng khác hiếm gặp hơn như: hắt hơi, ngứa mũi, ho, khó thở….
Những yếu tố có thể gây ra bệnh dị ứng thời tiết
Thời tiết thay đổi một cách đột ngột là nguyên nhân chính gây ra bệnh này, có thể là thay đổi bất thường gây nóng hoặc lạnh; độ ẩm không khí cao dẫn tới sự giảm tiết mồ hôi, chất bã nhờn, cơ thể lúc này mất nước làm cho da trở nên khô ráp hơn bình thường. Điều này làm cho các phân tử protein ở bên trong cơ thể dễ biến tính, dẫn tới tình trạng như mẩn ngứa, nổi ban đỏ, nổi sẩn, mề đay….
Mề day biể hiện bệnh dị ứng thời tiết
Bệnh có thể xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào trong năm. Mùa hè nóng bức, nhiệt độ tăng cao, cơ thể con người cũng tiết ra nhiều mồ hôi để làm mát; khi tình trạng ẩm ướt kéo dài sẽ làm khả năng viêm nhiễm tăng lên. Mùa đông, nền nhiệt độ nước ta khá thấp, không khí hanh khô; những người có da mẫn cảm với các phân tử trong không khí dẫn dễ bị mắc bệnh dị ứng.
Dị ứng thời tiết có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, giới tính. Tuy nhiên, cơ thể trẻ em, những người ít tiếp xúc với không khí bên ngoài, và những người có hệ miễn dịch kém tỉ lệ bị mắc bệnh sẽ cao hơn.
Phương pháp điều trị cho bệnh nhân dị ứng thời tiết
Tùy theo mức độ nặng nhẹ, thể trạng của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ có những phương pháp, những thuốc điều trị khác nhau. Một số loại thuốc thường được chỉ định cho bệnh nhân bị dị ứng thời tiết như: Prednisolone, cetirizine, loratadin, corticoide
Nếu có bất cứ bất thường nào trên cơ thể tốt nhất nên tới gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể hơn, tránh để tình trạng dị ứng thời tiết kéo dài, nếu bệnh nặng, một số trường hợp có thể dẫn tới tử vong.
Những cách giúp phòng tránh mắc phải dị ứng thời tiết
Sống lành mạnh, có những thói quen sinh hoạt tốt sẽ góp phần giúp cho cơ thể hạn chế được dị ứng trước những thay đổi của thời tiết:
Những cách giúp phòng tránh mắc phải dị ứng thời tiết
- Tăng khả năng miễn dịch của cơ thể bằng cách thường xuyên uống nước ép hoa quả giúp
- Không sử dụng các chất kích thích, các đồ uống công nghiệp, không hút thuốc lá; tránh tiếp xúc với khói bụi.
- Luôn giữ cho cơ thể có nhiệt độ ổn định, hạn chế thay đổi nhiệt độ đột ngột.
- Bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày thêm các loại rau quả, các thực phẩm giàu có nhiều vitamin C.
- Cần cung cấp đủ nước cho cơ thể, hãy uống đủ 2 lít nước mỗi ngày kết hợp tập thể dục thể thao điều độ.
Nguồn: Siêu thị Thuốc Việt 2019