Viêm nhiễm ống tai ngoài thường gây khó chịu cho trẻ bắt đầu từ tình trạng ngứa ngáy khó chịu trong tai, nặng hơn là những cơn đau tức trong tai, sưng tấy, thậm chí nhìn thấy khối sưng tấy phía sau tai.
Viêm ống tai ngoài là bệnh gì?
Viêm ống tai ngoài là bệnh gì?
Viêm ống tai ngoài là một bệnh lý thường gặp đặc biệt ở đối tượng trẻ em. Bệnh gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, gây nhiều đau đớn khó chịu cho người bệnh nhưng hoàn toàn có thể chữa khỏi được khi bệnh nhân được khám và chẩn đoán điều trị đúng cách.
Viêm tai ngoài lan tỏa là bệnh lý viêm tai do nguyên nhân là tình trạng nhiễm vi khuẩn hay nhiễm nấm hoặc một số các bệnh ngoài da khác, chẳng hạn như viêm da, dị ứng. Cụ thể, tình trạng tổn thương ống tai do viêm nhiễm này có thể gây ra bởi các nhóm nguyên nhân sau:
- Đưa vật thể lạ vào tai không an toàn: chẳng hạn như tăm bông không sạch, hoặc sử dụng các loại dụng cụ lấy ráy tai không đúng cách và gây xước bề mặt niêm mạc trong tai. Qua vết thương, vi khuẩn từ ráy tai sẽ xâm nhập và gây viêm.
- Dùng nút tai hay tai nghe quá nhiều, nút tai nghe quá bẩn.
- Bị nước bẩn vào tai (thường do bơi lội, tắm, sự thay đổi áp suất).
- Các bệnh da liễu, thường gặp nhất như viêm da hay vẩy nến.
- Các chất hóa học xâm nhập vào bên trong tai như bọt xà phòng, mỹ phẩm hoặc các loại dung dịch tẩy rửa khác.
Trẻ bị viêm tai ngoài thường có biểu hiện như thế nào?
Sự viêm nhiễm ống tai ngoài thường gây khó chịu cho trẻ bắt đầu từ tình trạng ngứa ngáy khó chịu trong tai. Những trường hợp nặng hơn sẽ có biểu hiện là đau tức trong tai, sưng tấy, thậm chí nhìn thấy khối sưng tấy phía sau tai. Ở trẻ nhỏ, cơn đau sẽ khiến trẻ quấy khóc nhiều, bỏ bú. Tình trạng đau nhức này ngày càng tăng, đặc biệt khi bé nhai hay bạn kéo tai bé thì có thể định hướng chẩn đoán bé đang bị viêm ống tai ngoài lan tỏa.
Trẻ bị viêm tai ngoài thường có biểu hiện như thế nào?
Chuyên trang tin tức Y Dược mới nhất có cập nhật, các phụ huynh khi vệ sinh tai cho bé, nhìn vào tai sẽ thấy bên trong ống tai ngoài sưng đỏ và có dịch bẩn, mủ mùi hôi. Các triệu chứng khác như biểu hiện nghe kém, có dịch vàng, chảy nước hay mùi. Có thể kèm theo những cơn sốt nhẹ, cảm giác chán ăn, mệt mỏi hoặc những nhiễm trùng tai mũi họng kèm theo khác.
Điều trị viêm ống tai ngoài như thế nào?
Viêm ống tai ngoài lan tỏa thường kéo dài trung bình trong vòng 1 tuần và có thể điều trị tại nhà dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ điều trị. Dưới đây là một số hướng dẫn có thể giúp trẻ giảm khó chịu do viêm ống tai ngoài lan tỏa và hỗ trợ điều trị viêm ống tai ngoài hiệu quả nhất dành cho các phụ huynh có con đang mắc căn bệnh này:
- Giữ vệ sinh cho tai của trẻ luôn được sạch và khô thoáng.
- Bác sĩ có thể kê cho trẻ dùng viêm giảm đau paracetamol với những trường hợp trên 3 tháng tuổi nhằm giảm sự đau đớn khó chịu.
- Axit acetic nhỏ tai. Axit acetic là thuốc không kê theo đơn có thể mua tại các cửa hàng dược phẩm, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Cứ vài phút lại nhỏ 1 lần rồi đặt trẻ nằm nghiêng để nước chảy ra khỏi tai.
- Cho trẻ tái khám nếu điều trị tại nhà không hiệu quả.
Nếu điều trị tại nhà không có kết quả thì bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh hay thuốc corticosteroid nhỏ tai. Những loại thuốc này sẽ giảm triệu chứng viêm trong 2 – 3 ngày đầu nhưng vẫn tiếp tục phải dùng đủ liều để đảm bảo tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn, không sinh ra vi khuẩn kháng thuốc. Luôn tuân thủ theo hướng dẫn về dùng thuốc và chăm sóc để ngă ngừa viêm nhiễm và giảm thiểu tái phát.
Nguồn: sieuthithuocviet.edu.vn