Amiodarone là thuốc gì? Liều dùng và cách sử dụng thuốc Amiodarone như thế nào để đảm bảo hiệu quả cao nhất?
Tác dụng của amiodarone là gì?
Tác dụng của amiodarone là gì?
Cô Đỗ Thị Thu – giảng viên Liên thông Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, Amiodarone được sử dụng để điều trị một số loại bệnh loạn nhịp tim ở mức độ nặng. Thuốc này được sử dụng để phục hồi lại nhịp tim bình thường và duy trì nhịp tim ở mức đều đặn, ổn định. Amiodarone hoạt động bằng cách ngăn chặn một số tín hiệu điện có thể gây nhịp tim bất thường.
Liều dùng của thuốc amiodarone như thế nào?
Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, người dùng cần đọc kỹ hướng dẫn in trên bao bì, nhãn mác hoặc làm đúng theo chỉ định của bác sĩ và với thuốc hệ tim mạch Amiodarone cũng vậy. Liều dùng của thuốc Amiodarone cụ thể như sau:
Liều dùng amiodarone cho người lớn
Liều dùng thông thường cho người lớn mắc chứng loạn nhịp tim với liều khởi đầu là 1000 mg sau 24 giờ điều trị đầu tiên, thực hiện theo phác độ tiêm truyền dưới đây:
- 150 mg sau 10 phút đầu tiên (15 mg/phút).
- tiếp tục 360 mg sau 6 giờ kế tiếp (1 mg/phút).
- Liều tiêm truyền duy trì: 540 mg trong 18 giờ còn lại (0,5 mg/phút).
Còn đối với dạng uống: Liều khởi đầu từ 800 đến 1600 mg/ngày được chỉ định từ 1 đến 3 tuần (thỉnh thoảng kéo dài hơn) cho đến khi có đáp ứng với thuốc.
Liều dùng của thuốc amiodarone như thế nào?
Liều dùng amiodarone cho trẻ em
Trẻ em nhỏ hơn 1 tháng tuổi:
Liều uống 10 – 20 mg/kg/ngày, chia thành 2 liều trong 7 – 10 ngày; liều lượng sau đó nên được giảm xuống từ 5 đến 10 mg/kg/ngày, một lần mỗi ngày và tiếp tục trong 2 đến 7 tháng nữa; tiêu chuẩn này được áp dụng trên 50 trẻ em (nhỏ hơn 9 tháng tuổi) và trẻ sơ sinh (1 ngày tuổi); liều nạp truyền tĩnh mạch: truyền 5 mg/kg trong 60 phút.
Trẻ em nhỏ hơn 1 tuổi
- Liều uống 600 – 800 mg/1,73 m2 da/ngày trong 4 – 14 ngày, chia thành 1 đến 2 liều/ngày.
- Liều duy trì: uống 200 đến 400 mg/1.,73 m2 da/ngày, uống 1 lần/ngày
Trẻ em lớn hơn 1 tuổi
Trẻ em lớn hơn 1 tuổi uống liều khởi đầu 10 – 15 mg/kg/ngày trong 4 – 14 ngày, chia thành 1 – 2 liều/ngày.
Liều duy trì: uống 5 – 10 mg/kg/ngày, mỗi ngày một lần.
Dược sĩ Pasteur hướng dẫn dùng thuốc amiodarone đúng cách
Dược sĩ Lê Thị Hà đang làm việc tại Siêu thị thuốc Việt cho biết, thuốc được dùng bằng đường uống, thường một hoặc hai lần mỗi ngày. Bạn có thể dùng thuốc này kèm hoặc không kèm với thức ăn.
Trong quá trình sử dụng thuốc, tránh ăn bưởi hoặc uống nước ép bưởi chùm. Bởi bưởi chùm có thể làm tăng nồng độ thuốc trong máu. Tham khảo ý kiến tư vấn từ bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm chi tiết.
Bác sĩ có thể hướng dẫn bạn bắt đầu dùng thuốc này với liều lượng cao hơn và giảm liều lượng dần dần. Hãy làm theo hướng dẫn của bác sĩ cẩn thận. Không tự ý ngừng thuốc hoặc thay đổi liều lượng mà chưa có sự chỉ định của bác sĩ tư vấn.
Tác dụng phụ mà thuốc amiodarone gây ra
Tác dụng phụ mà thuốc amiodarone gây ra
Khi sử dụng thuốc amiodarone, người bệnh có thể gặp phải các tác dụng phụ không muốn như:
- Chứng nhịp tim không đều trở nặng hơn hoặc xuất hiện mới.
- Nhịp tim đập nhanh, chậm hoặc đập mạnh.
- Cảm giác giống như bất tỉnh.
- Thở khò khè, ho, đau ngực, khó thở, ho ra máu.
- Thị lực suy giảm, mất thị lực, đau đầu hoặc đau phía sau mắt, đôi khi nôn mửa.
- Cảm giác thở hụt hơi, thậm chí có thở nhẹ, sưng phù, tăng cân nhanh chóng.
- Cân nặng bị giảm sút, rụng tóc, cảm giác quá nóng hoặc quá lạnh, đổ mồ hôi nhiều hơn, chu kỳ kinh nguyệt không đều, sưng tấy ở cổ (bướu cổ).
- Tê cóng, nóng bức, đau nhức, ngứa ở tay hoặc chân.
- Buồn nôn, đau bụng, sốt nhẹ, chán ăn, nước tiểu có màu sậm, phân có màu đất sét, vàng da (vàng da hoặc mắt).
Nếu gặp phải những dấu hiệu kể trên hãy gọi ngay cho bác sĩ và đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất, tránh những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, bệnh nhân có thể gặp phải một số tác dụng phụ ít nghiêm trọng hơn bao gồm:
- Cơ thể mệt mỏi và có cảm giác choáng váng
- Buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, táo bón, chán ăn.
- Các vấn đề về giấc ngủ (mất ngủ).
- Suy nhược, thiếu phối hợp.
- Nóng, ngứa ngáy, mẫn đỏ ở da.
Không phải ai cũng mắc các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
Nguồn: Siêu thị thuốc Việt tổng hợp