Hôi miệng tuy không phải là bệnh nhưng nếu như ai mắc chắc sẽ cảm thấy rất khó chịu và tự ti mỗi khi ra ngoài giao tiếp với mọi người. Vậy nguyên nhân gây hôi miệng là gì?
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng hôi miệng
Chuyên gia nha khoa Phương Lâm (giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược tại Sài Gòn – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cs TP.HCM) chia sẻ, hôi miệng tuy không là bệnh nhưng có nhiều nguyên nhân gây ra và có nhiều cách để xử trí tình trạng này. Bài viết sau tại mục tin y dược sẽ thông tin rõ hơn về những nguyên nhân gây ra tình trạng này.
Do dạ dày nóng bốc hơi lên miệng
Đối với những người bị bệnh dạ dày thì hiện tượng bị hơi thở có mùi khó chịu đã trở thành quen thuộc. Biểu hiện chủ yếu của những người nóng dạ dày là hơi thở có mùi khó chịu. Điều này thường kèm theo triệu chứng bệnh nhân luôn thấy khát nước, thèm uống thức uống lạnh, miệng lưỡi có dấu hiệu lở loét xói mòn, nướu đỏ, sưng họng, nước tiểu ít, lưỡi đỏ, có chất nhờn màu vàng bám trên mặt lưỡi. Nguyên nhân là do dạ dày có triệu chứng sinh nhiệt thực sự hay mọi người còn gọi là nóng dạ dày. Dạ dày bị nóng nên những thức ăn trong quá trình tiêu hóa có mùi sẽ từ dạ dày trào ngược lên thực quản và chui ra đường miệng.
Để hạn chế được tình trạng hôi miệng sau khi ăn bạn có thể uống ngay một cốc nước lạnh để loại bỏ mùi hôi tức thì. Bạn sẽ cảm thấy dễ chịu thoải mái và thấy miệng hết mùi hôi ngay lập tức. Đây chỉ là biện pháp tạm thời không thể sử dụng lâu dài nên nếu điều trị tận gốc cần phải sử dụng thuốc.
Do âm hư, dạ dày nóng
Đối với nguyên nhân này thì được miêu tả gần giống với chứng bệnh đã miêu tả ở trên. Tuy nhiên có sự khác biệt về nguồn gốc nguyên nhân gây bệnh hôi miệng. Trọng tâm bệnh xuất phát từ lưỡi người bệnh. Nếu nhận thấy dạ dày nóng ran kèm theo lưỡi xuất hiện các mảng bán như rêu hoặc xuất hiện tưa lưỡi, rách lưỡi thì chứng tỏ người bệnh bị âm suy ở mức độ nặng.
Tình trạng hôi miệng ảnh hưởng đến cuộc sống
Theo chuyên gia nha khoa Phương Lâm (giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược tại Sài Gòn – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cs TP.HCM). Trong trường hợp bệnh do nguyên nhân âm suy như thế này thì sử dụng những loại thuốc nào liên quan đến thanh nhiệt giải độc dạ dày đều không hiệu quả. Những thuốc mang tính đắng và lạnh đều không tác dụng đôi khi còn gây tác dụng ngược lại. Bạn nên lựa chọn những loại trà có tác dụng bồi bổ dạ dày, sinh nước bọt như trà xanh sẽ có hiệu quả đến bất ngờ.
Do trào ngược khí dạ dày
Tình trạng này cũng có thể gây ra hiện tượng hơi thở hôi. Thông thường khí dạ dày sẽ đi xuống mới là tự nhiên trong trường hợp bệnh lý khí dạ dày chạy ngược lên trên. Đối với nguyên nhân này thì cần đi khám để được bác sỹ cho phương pháp điều trị.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng hôi miệng là gì?
Do thực phẩm tích tụ lại trong đường tiêu hóa
Đường tiêu hóa hàng ngày có nhiệm vụ tiêu hóa thức ăn nếu hệ tiêu hóa tốt và chế độ ăn vừa đủ thì sẽ không bị đầy bụng và gây ra mùi hôi. Những thức ăn đã tiêu hóa trong dạ dày và đường ruột bị tích tụ lại gây ra hơi thở hôi. Triệu chứng thường là miệng hôi kèm theo có cảm giác đầy bụng, hay ợ ra vị chua, lưỡi chua, đi phân mỏng màu vàng hoặc sau đi ngoài cảm giác không thoải mái, lưỡi có mảng bám dày và nhơn nhớt.
Để hạn chế và cải thiện được tình trạng này bạn chỉ cần lưu tâm đến hệ tiêu hóa và chế độ dinh dưỡng cho bản thân mình. Bạn nên ăn những thức ăn dễ tiêu hóa, thực phẩm mềm và ăn nhiều loại trái cây để bổ sung vitamin.
Nguồn: sieuthithuocviet.edu.vn – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tại Sài Gòn