953 lượt xem

Cùng tìm hiểu về nước dùng trong phòng xét nghiệm

Cùng tìm hiểu về nước dùng trong phòng xét nghiệm

Phòng xét nghiệm thường thực hiện các kỹ thuật xét nghiệm từ cơ bản đến phức tạp trong đó có một số công việc cần sử dụng nguồn nước.

Cùng tìm hiểu về nước dùng trong phòng xét nghiệmCùng tìm hiểu về nước dùng trong phòng xét nghiệm

Theo chuyên gia y tế Nguyễn Yến (Cao đẳng Y Dược HCM 2020 – Trường CĐ Y Dược Pasteur cs Tp.HCM), nước dùng trong phòng xét nghiệm có nhiều loại khác nhau tùy theo nhu cầu sử dụng. Bài viết dưới đây đề cập đến nước thường và nước cất với những đặc điểm riêng của nó.

Đặc điểm của nước thường trong phòng xét nghiệm

Đầu tiên chúng ta cần biết nước thường chính là các loại nước ngầm nông, ngầm sâu hoặc nước bề mặt. Nước thường có chứa các chất vô cơ, hữu cơ thậm chí có cả vi khuẩn. Tuy nhiên nếu nước thường dùng cho phòng xét nghiệm thì phải đạt các tiêu chuẩn vệ sinh. Nước thường được sử dụng để nó phát huy tác dụng đó là nước thường sạch rất cần thiết để làm vệ sinh, rửa chai lọ, dụng cụ làm xét nghiệm. Như vậy để đảm bảo chất lượng nước thường cần kiểm tra chất nước của nước bằng nhiều cách khác nhau.

Cô Nguyễn Yến (Cao đẳng Y Dược HCM 2020 – Trường CĐ Y Dược Pasteur cs Tp.HCM) chia sẻ tại tin y dược như sau: Có thể áp dụng phương pháp cảm quan như nhìn, ngửi, nếm thấy nước phải trong, không màu, không có mùi vị đặc biệt. Bên cạnh đó có thể thử các tính chất hóa học và chất hữu cơ bằng bộ thử chuyên dùng hoặc nuôi cấy trong môi trường cần thiết để xác định vi khuẩn gây bệnh. Trường hợp nếu thấy nước đục hoặc có nhiều sắt phải dùng ngay hệ thống lọc.

Nước thường nếu muốn dự trữ và cung cấp nước thì nên chứa nước trong một bể lớn, lắp hệ thống vòi hoặc ống dẫn và đảm bảo lượng nước hàng ngày đủ dùng.

Cùng tìm hiểu về nước dùng trong phòng xét nghiệmTrong phòng thí nghiệm có bao nhiêu loại nước được sử dụng?

Nước cất dùng trong phòng xét nghiệm

Nước cất là nước đã được điều chế tinh khiết loại bỏ các chất hữu hình và vi khuẩn. Nước cất thường có pH toan tính là 5 đến 5,5. Nước cất được sử dụng với các tác dụng như dùng pha hoá chất, thuốc thử, thuốc nhuộm hoặc pha chế môi trường, pha chế dung dịch đệm, tráng dụng cụ lần cuối trước khi sấy khô. Chúng ta có thể dễ dàng điều chế nước cất nhưng phải đảm bảo nguyên tắc điều chế  đó là nước thường cần được đun sôi, sau đó có hiện tượng hơi nước bốc lên đi qua ống sinh hàn và cuối cùng hơi nước ngưng tụ lại thành nước cất.

Để dự trữ nước cất cần lưu ý nước cất chỉ dùng trong một tuần. Nước cất nên chứa trong bình thuỷ tinh hoặc bình nhựa có nút để tránh tiếp xúc với không khí và tránh bị ô nhiễm. Kiểm tra chất lượng bằng cách đong vào ống nghiệm 10 ml nước cất, dùng pipet nhỏ 2 giọt acid nitric rồi nhỏ 1 ml dung dịch bạc nitrat 1,7%. Cuối cùng đọc kết quả như sau đối với nước trong thì đánh giá là chất lượng tốt còn nếu nước đục hoặc hơi đục thì chất lượng không tốt.

Xem thêm thông tin tuyển sinh Trường Trung học phổ thông thành phố Hồ Chí Minh

Nguồn: sieuthithuocviet.edu.vn


Deprecated: Function WP_Query được gọi với một tham số đã bị loại bỏ kể từ phiên bản 3.1.0! Hãy sử dụng ignore_sticky_posts thay cho caller_get_posts (sẽ sớm bị loại bỏ) in /home/thuocviet/domains/sieuthithuocviet.edu.vn/public_html/wp-includes/functions.php on line 5697

Bài viết cùng chuyên mục: