2486 lượt xem

Vắc-xin lao (BCG): Cần tìm hiểu trước khi tiêm chủng

Vắc-xin BCG là gì?

Việc chủng ngừa cắc xin phòng lao cho trẻ em hay còn được gọi là vắc xin BCG là thực sự cần thiết. Thời gian tốt nhất cho trẻ tiêm phòng lao là từ thời điểm sinh ra đến dưới 1 tháng tuổi.

Vắc-xin lao (BCG): Cần tìm hiểu trước khi tiêm chủng
Vắc-xin lao (BCG): Cần tìm hiểu trước khi tiêm chủng

Bài viết được chia sẻ và tổng hợp bởi các chuyên gia y tế tại Cao đẳng Dược 2020 – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP.HCM.

Đối tượng nên tiêm phòng vắc xin lao BCG

Tiêm vắc-xin BCG chỉ được khuyến cáo cho trẻ sơ sinh, trẻ em và người lớn dưới 35 tuổi có nguy cơ mắc bệnh lao (TB).

Không có bằng chứng cho thấy vắc-xin BCG hoạt động ở những người trên 35 tuổi.

  • Trẻ em nên tiêm phòng vắc-xin lao BCG: tất cả trẻ sơ sinh đến 1 tuổi đều nên tiêm chủng ngừa BCG
  • Tất cả trẻ em và người lớn có nguy cơ mắc bệnh lao: bao gồm trẻ có nguy cơ mắc bệnh lao không được tiêm phòng khi còn nhỏ. Bất kỳ ai dưới 16 tuổi đều nên tiêm chủng ngừa BCG. Bất cứ ai dưới 16 tuổi tiếp xúc với người bị lao phổi hay nhiễm trùng phổi.
  • Người lớn từ 16 – 35 tuổi nên tiêm vắc xin lao BCG: những người từ 16 đến 35 tuổi có nguy cơ phơi nhiễm lao nên tiêm chủng ngừa BCG bao gồm:
  • Nhân viên phòng thí nghiệm tiếp xúc với mẫu máu, nước tiểu và mô
  • Nhân viên thú y và các công nhân động vật khác, chẳng hạn như công nhân lò mổ, làm việc với động vật dễ mắc bệnh lao, chẳng hạn như gia súc hoặc khỉ
  • Nhân viên trại giam làm việc trực tiếp với tù nhân
  • Nhân viên nhà trọ cho người vô gia cư
  • Nhân viên làm việc trong các cơ sở cho người tị nạn và người xin tị nạn
  • Nhân viên y tế tăng nguy cơ phơi nhiễm với bệnh lao
  • Khách du lịch nên tiêm vắc xin BCG: Vắc-xin BCG cũng được khuyến nghị cho những người dưới 16 tuổi sẽ sống chung với người dân địa phương trong hơn 3 tháng ở khu vực có tỷ lệ mắc lao cao hoặc nguy cơ mắc lao đa kháng thuốc cao.

Tác dụng phụ sau đây khi dùng vắc-xin BCG:

  • Tổn thương bàng quang (ví dụ như, đi tiểu khó/đau/thường xuyên/có máu);
  • Sốt, ớn lạnh; hoặc
  • Sốt cao và dai dẳng – có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng.

Chống chỉ định:

Các chuyên gia y tế tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP.HCM khuyên các bạn, không tiêm vắc xin BCG cho những người đã bị nhiễm vi khuẩn lao. Cần kiểm tra sức khỏe trước khi tiêm.

Vắc-xin BCG là gì?
Vắc-xin BCG là gì?
  • Đối với trẻ em, cân nhắc kỹ trong những trường hợp sau:
  1. Viêm da có mủ.
  2. Sốt trên 37,5 độ C
  3. Rối loạn tiêu hóa và suy dinh dưỡng.
  4. Các bệnh có ảnh hưởng đến toàn thể trạng trẻ em như: Viêm tai, mũi, họng, viêm phổi, vàng da …
  • Không tiêm dưới da vì có thể tạo nên những bọc mụn lạnh và chỗ tiêm sẽ để lại những vết sẹo co kéo.
  • Không được tiêm vắcxin cho người nhiễm HIV không có triệu chứng.
  • Bị bệnh ác tính như bệnh bạch cầu cấp, lymphoma, khối u của hệ thống liên võng- nội mạc, người bị suy giảm miễn dịch do bệnh, tia xạ hoặc do thuốc.

Cách dùng và liều lượng vacxin phòng bệnh lao là gì?

Đường dùng:

  • Vắc xin phòng lao BCG được chỉ định tiêm trong da.
  • Mặt ngoài phía trên cánh tay hoặc vai trái.

Cách dùng:

  • Cẩn thận khi mở ống vắc xin, tránh thuốc bật ra ngoài.
  • Pha tiêm Vắc xin phải thực hiện vô khuẩn.

– Đối với trẻ em dưới 1 tuổi: pha 1 ml nước muối đẳng trương vào mỗi ống có 0,5 mg BCG lắc cho tan đều. Tiêm trong da 0,1 ml (như vậy sẽ có 0,05 mg BCG).

– Đối với trẻ em trên 1 tuổi: pha 0,5 ml nước muối đẳng trương vào mỗi ống có 0,5 mg BCG lắc cho tan đều. Tiêm trong da 0,1 ml (như vậy sẽ có 0,1 mg BCG).

  • Sau khi pha, phải bảo quản thuốc trong điều kiện lạnh nhiệt độ +2 – +80C, không để quá 6 giờ.

Lịch tiêm chủng của Vacxin BCG là gì?

  • Tiêm 1 liều duy nhất, không nhắc lại. thể tích tiêm là 0,1 ml.
  • Trẻ cần được tiêm càng sớm càng tốt sau khi sinh.
  • Tiêm trong da chính xác.
  • Sử dụng bơm kim tiêm riêng để tiêm vắc xin BCG.

Thận trọng và cảnh báo khi tiêm vacxin BCG:

  • Không tiêm vắc xin đã quá hạn hoặc bị ẩm, dính.
  • Tiêm trong da chính xác, sử dụng bơm kim tiêm riêng dùng cho tiêm vắc xin BCG.
  • Sau khi tiêm chủng nếu có dấu hiệu nhiễm trùng BCG toàn thân, viêm hoặc sưng hạch mủ ngoại vi thì tiến hành điều trị nhiễm trùng BCG theo chỉ định của Bác sĩ chuyên khoa.
  • Không tiêm quá liều.

Sieuthithuocviet tổng hợp


Deprecated: Function WP_Query được gọi với một tham số đã bị loại bỏ kể từ phiên bản 3.1.0! Hãy sử dụng ignore_sticky_posts thay cho caller_get_posts (sẽ sớm bị loại bỏ) in /home/thuocviet/domains/sieuthithuocviet.edu.vn/public_html/wp-includes/functions.php on line 5697

Bài viết cùng chuyên mục: