Thuốc Bethanechol được sử dụng điều trị bệnh có liên quan đến bàng quang như: Bàng quang bị trống, mất khả năng tiểu tiện,… Cách sử dụng thuốc được các bác sĩ chỉ định dùng tương tùy vào bệnh lý khác nhau của người bệnh nhằm giúp quá trình trị bệnh được an toàn tránh biến chứng đối với sức khỏe về sau.
Tìm hiểu về công dụng của Bethanechol
Công dụng và cách dùng thuốc Bethanechol an toàn
Theo các nhà thuốc tân dược, thuốc Bethanechol có công dụng điều trị bệnh có liên quan tới bàng quang như: Bàng quang bị trống hoặc mất khả năng đi tiểu tiện nguyên nhân do cơ bàng quang bị ảnh hưởng, phẫu thuật. Thuốc hoạt động làm cho cơ bàng quang siết chặt và cải thiện khả năng đi tiểu.
Ngoài ra, thuốc còn có công dụng chữa chứng ợ nóng. Bethanechol hoạt động bằng cách làm cho cơ trong bao tử chuyển thực phẩm ra khỏi dạ dày nhanh giúp phòng tránh thực phẩm trong dạ dày trở lại thực quản.
Dược sĩ hướng dẫn cách dùng thuốc Bethanechol an toàn:
Bạn có thể uống thuốc Bethanechol trước khi ăn 1 hoặc 2 giờ đồng hồ sau ăn, uống 3–4 lần/ngày hoặc uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Bởi nếu uống thuốc khi còn đói sẽ gây nôn mửa. Liều dùng thuốc còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của từng người và phản ứng điều trị. Nên uống thuốc thường xuyên để có hiệu quả tốt nhất.
Dược sĩ Phương Thảo giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM chia sẻ, liều lượng Bethanechol sẽ được chỉ định dựa vào tình trạng sức khỏe và phản ứng với quá trình điều trị. Khi dùng thuốc này thường xuyên sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất trong quá trình điều trị bệnh. Cụ thể:
– Liều dùng thuốc đối với người lớn: Uống với liều dùng từ 2,5–5mg, uống sau mỗi 4 giờ được dùng cho dây thần kinh bàng quang. Liều lượng dùng thuốc có thể gây ra những phản ứng nghiêm trọng và chỉ nên uống thuốc sau khi ăn.
– Liều dùng thuốc đối với trẻ em: Đối với bệnh nhi mắc bệnh tiết niệu thì liều dùng thông thường được bác sĩ chỉ định:
- Dạng siro cho trẻ >1 tuổi: 0.2 mg/kg/liều 30 phút đến 1 giờ trước bữa ăn và trước khi đi ngủ, dùng tối đa 4 lần/ngày.
- Uống với liều dùng từ 2,5–5mg, uống sau mỗi 4 giờ.
Nhằm giúp mọi người ghi nhớ về thời gian dùng thuốc, cần phải sử dụng cùng một thời điểm trong ngày. Cần phải sớm trao đổi với các bác sĩ nếu như tình trạng sức khỏe vẫn không được cải thiện, hoặc xuất hiện thêm những triệu chứng bất thường đối với sức khỏe.
Những thông tin chia sẻ trên không thể thay thế cho phương pháp hay lời khuyên của các chuyên viên y tế. Bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.
Những tác dụng phụ và lưu ý khi sử dụng thuốc Bethanechol điều trị bệnh
Những phản ứng có hại hiếm khi xảy ra khi sử dụng thuốc Bethanechol theo đường uống, tuy nhiên sẽ phổ biến hơn ở dạng tiêm dưới da. Phản ứng có hại sẽ có nhiều khả năng xảy ra khi liều lượng được tăng lên.
Những tác dụng phụ sau đây khi dùng thuốc Bethanechol sẽ được quan sát bao gồm:
– Toàn thân sẽ cảm thấy khó chịu.
– Tiêu hóa: bị đau bụng, co thắt bụng/ khó chịu, tiêu chảy, nôn mửa và ợ hơi, sôi dạ dày, tiết nhiều nước bọt.
– Thận: mắc phải bệnh bí tiểu ở mức độ khẩn cấp.
– Hệ thống thần kinh: gây nên tình trạng đau nhức đầu.
– Tim mạch: bị tụt huyết áp kèm nhịp tim phản xạ nhanh và phản xạ vận mạch.
– Hô hấp: hen suyễn, phế quản bị co giãn.
– Da: đỏ bừng mặt có cảm giác nóng ấm, đổ mồ hôi, cảm giác nóng ở mặt.
– Giác quan: đồng tử sẽ bị thu hẹp, chảy nước mắt nhiều hơn.
Những phản ứng bất lợi sau đây đã được báo cáo, mối quan hệ giữa liệu pháp điều trị cùng với thuốc Bethanechol vẫn chưa được thành lập gồm:
+ Hệ thần kinh: sẽ bị động kinh.
+ Toàn thân sẽ cảm thấy khó chịu.
Trong trường hợp gặp phải những tác dụng phụ nghiêm trọng sau đây, mọi người cần phải ngừng dùng Bethanechol và sớm đi cấp cứu, cụ thể:
- Xuất hiện những phản ứng dị ứng như: cổ họng thắt lại, nổi phát ban, bị sưng môi/ lưỡi/ mặt.
- Thở gấp, đau thắt ngực và thở khò khè.
Những tác dụng phụ ở mức độ ít nghiêm trọng hơn khi dùng thuốc Bethanechol cũng có thể sẽ xảy ra. Do đó, mọi người hãy tiếp tục dùng Bethanechol và trao đổi gấp với các bác sĩ nếu như xuất hiện các triệu chứng như: chóng mặt, gây cảm giác buồn ngủ, nôn mửa, tiêu chảy, đau nhức đầu, khó chịu ở bụng, đỏ mặt/ nóng ở mặt, nhịp tim bất ổn, đổ mồ hôi, chảy nước mắt,…
Tuy nhiên, không phải đối tượng nào khi dùng thuốc Bethanechol mọi người cũng gặp phải những tác dụng phụ được liệt kê ở trên. Vì vậy, điều quan trọng nhất là mọi người cần phải tuân thủ quá trình dùng thuốc này theo đúng chỉ định của các bác sĩ/ dược sĩ. Nếu như xuất hiện những dấu hiệu bất thường, hoặc tình trạng bệnh lý không thuyên giảm hãy quay lại trao đổi rõ với bác sĩ.
Những tác dụng phụ và lưu ý khi sử dụng thuốc Bethanechol
Các Bác sĩ, dược sĩ giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM khuyên rằng, trước khi sử dụng thuốc Bethanechol mọi người cần phải báo cáo với các bác sĩ được biết nếu như:
- Những trường hợp bị dị ứng với những thành phần của Bethanechol, hoặc bất kỳ các thành phần có trong thuốc khác.
- Nói rõ cho các bác sĩ được biết nếu như bạn đang trong thời gian dùng thuốc được kê đơn và không được kê đơn, các loại Vitamin, chất bổ sung thảo dược, hoặc các loại thuốc khác bạn có ý định sử dụng. Đặc biệt, cần phải đề cập đến những loại thuốc bạn đang dùng như: procainamide (Pronestyl), quinidine (Quinaglute), thuốc cảm hay thuốc trị nghẹt mũi.
- Trao đổi với bác sĩ nếu như bạn đã từng hoặc mắc bệnh suyễn, nhiễm trùng bàng quang, huyết áp cao, bệnh động kinh, bệnh Parkinson, tuyến giáp hoạt động quá mức/ lở loét.
- Nói cho bác sĩ được biết rõ nếu như bạn đang trong thời gian mang thai hoặc cho con bú, có ý định mang thai. Nếu lỡ không may dùng Bethanechol khi mang thai hãy gọi gấp đến các bác sĩ.
- Thuốc Bethanechol sẽ có khả năng khiến bạn buồn ngủ. Do đó, không được lái xe, hoặc vận hành máy móc khi thuốc này vẫn đang ảnh hưởng.
- Uống rượu/ bia sẽ gây buồn ngủ khi dùng Bethanechol.
Trên đây là những thông tin chia sẻ về thuốc Bethanechol. giúp mọi người hiểu hơn về tác dụng và cách sử dụng thuốc an toàn. Tuy nhiên, đây chỉ là thông tin mang tính tham khảo và sẽ không thay thế lời chỉ định của các bác sĩ/ dược sĩ.
Nguồn: sieuthithuocviet.edu.vn