Cây vối thường dùng để hãm lấy nước uống giảm cân và thanh nhiệt cơ thể. Ngoài ra cây vối là vị thuốc với công dụng điều trị một số bệnh lý như viêm da, đái tháo đường và một số bệnh lý khác.
- Cây An Xoa – Vị thuốc quý đối với gan
- Tổng quan về nhóm thuốc thanh nhiệt và các vị thuốc thanh nhiệt thường dùng
- Đặc điểm và tác dụng của tang ký sinh
Tìm hiểu về cây vối
Thông tin về cây lá vối
Cây lá vối là loài thực vật có hoa, cao từ 12 đến 15m. Vỏ bên ngoài có màu nâu đen, nứt dọc, cành tròn và thỉnh thoảng có hình 4 cạnh nhẵn. Lá có hình trái xoan, có mũi ngắn nhọn tại chóp lá, dài từ 8 đến 9cm, rộng từ 4 đến 8cm. Hoa màu trắng lục và gần như không có cuống, mọc từ 3 đến 5 cụm, nụ hoa có 4 cánh và nhiều nhụy. Thời gian ra hoa từ tháng 5 đến tháng 7. Quả có hình cầu hoặc hình trứng thon dài, nhám, có dịch bên trong khi chín có màu tím giống hoa sim.
Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cho biết dược liệu này có chứa tanin và một số thành phần khoáng chất, vitamin, 4% tinh dầu. Vì vậy mà lá có mùi thơm rất dễ chịu và bên cạnh đó còn chứa chất kháng sinh chống lại sự xâm nhập của các vi khuẩn gây bệnh. Lá vối có chứa β – sitosterol có khả năng chuyển hóa cholesterol, làm giảm lượng mỡ trong máu và hỗ trợ kháng sinh. Ngoài ra cây còn chứa chất béo, sterol, tanin catechic và gallic, axit triterpenic.
Tác dụng của cây vối đối với sức khỏe con người
Cây vối chứa rất nhiều thành phần dưỡng chất có lợi cho sức khỏe, bên cạnh đó còn mang lại nhiều tác dụng điều trị bệnh mà chúng ta không ngờ tới. Theo nhiều nghiên cứu của y học hiện đại ngày nay, thảo dược khi nấu nước uống có tác dụng:
Giúp kháng khuẩn: Được xem là loại “kháng sinh” tự nhiên tốt hơn thuốc Tây, lá vối chứa chất kháng sinh rất tốt giúp ngăn chặn và tiêu diệt các mầm móng vi khuẩn gây hại và sinh ra bệnh đối với sức khỏe. Một số tác dụng như trị: viêm da, viêm đại tràng mãn tính, mụn nhọt, lỵ trực trùng.
Chữa bệnh đái tháo đường: lá vối trị bệnh tiểu đường, phòng ngừa biến chứng của đái tháo đường tốt.
Hỗ trợ và điều trị căn bệnh ung thư: Hợp chất polyphenol trong lá vối giúp đảo ngược các tế bào ung thư, ngăn chặn sự phát triển của các tế bào gốc tự do, từ đó giúp hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa bệnh ung thư.
Hỗ trợ hệ tiêu hóa: Thành phần tanin trong vị thuốc đông y này khi nấu nước uống giúp bảo vệ các niêm mạc ruột, kháng khuẩn và chống lại các vi khuẩn gây hại đối với đường ruột.
Thanh lọc cơ thể: Nước uống từ lá vối giúp cơ thể thanh lọc, mát gan, giải độc gan, giúp đào thải các chất độc tố ra ngoài cơ thể.
Vối có nhiều tác dụng quý đối với cơ thể
Bài thuốc từ cây lá vối
Y sĩ Y học cổ truyền TPHCM thông tin một số bài thuốc chữa bệnh từ cây vối như sau:
- Chữa bỏng: Vỏ cây vối cạo bỏ vỏ thô, rửa sạch, giã nát, hòa với nước sôi để nguội, lọc lấy nước, bôi lên khắp chỗ bỏng.
- Chữa viêm gan, vàng da: Dùng rễ 200g mỗi ngày, nấu sắc uống.
- Chữa viêm da lở ngứa và chốc đầu: Sắc lá vối lấy nước đặc để bôi.
- Chữa thấp chẩn cấp và mạn tính: Lá vối tươi 50g, lá kinh giới 50g. Đun sôi kỹ, lấy nước rửa vết loét, kết hợp thuốc mỡ bôi.
- Giải độc lá ngón: Lá vối tươi 1 nắm; giã nát, ép lấy nước, thêm ít nước ép lấy nước 2, hợp hai nước cho uống hoặc bơm thẳng vào dạ dày.
- Chữa đau bụng, đầy trướng, ăn không tiêu: Vỏ vối 12g, bán hạ chế 8g, cát sâm sao 8g, cam thảo 4g. Sắc uống.
- Chữa tiêu chảy: Lá vối 5-10g, vỏ rộp cây ổi (hoặc búp ổi) 10g, núm quả chuối tiêu khô 10g. Sắc với 400ml, gạn cô lại còn 100ml, chia uống 2 lần trong ngày. Hoặc vỏ vối 100g, vỏ sung 100g, lá ổi 100g, lá phèn đen 100g, vỏ cây đại 50g, hạt vải 50g, quế 30g, tất cả sấy khô, tán bột, luyện với hồ làm hoàn bằng hạt đậu xanh, người lớn uống 2 lần, mỗi lần 12g, trẻ em tùy tuổi giảm liều.
- Chữa bệnh đái tháo đường: Lá vối 20 – 30g. Hãm hoặc sắc uống trong ngày.
Thông tin về vị thuốc này chỉ mang tính chất tham khảo, liên hệ các chuyên gia Y học cổ truyền, bác sĩ, lương y để được kê đơn chẩn đoán bệnh chính xác, tránh các tác dụng phụ của thuốc.