778 lượt xem

Ăn uống khi bị viêm loét dạ dày sao cho đúng

Bệnh viêm loét dạ dày đang ngày càng trở nên phổ biến, nhiều người điều trị vì nhiều lý do mà bệnh không dứt, một trong số đó là ăn uống không hợp lý.

Ăn uống khi bị viêm loét dạ dày sao cho đúngĂn uống khi bị viêm loét dạ dày sao cho đúng

Lưu ý chung cho người bị viêm loét dạ dày

GV Lê Ngoan (Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur) chia sẻ tại tin y dược: “Có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm loét dạ dày, có thể kể đến như sự có mặt của vi khuẩn HP, việc sử dụng kháng sinh không phù hợp, dùng quá nhiều kháng sinh làm tiêu diệt các vi khuẩn có lợi cho dạ dày hay tình trạng căng thẳng kéo dài làm tăng tiết dịch vị. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống sử dụng rượu, bia, chất kích thích như thuốc lá hay thói quen sinh hoạt ăn quá no, quá đói hoặc vừa ăn vừa xem tivi, vừa ăn vừa làm việc, hay ăn quá khuya đều dẫn đến viêm loét dạ dày. Do đó, để khắc phục tình trạng viêm loét dạ dày người bệnh cần tránh ăn khuya, tốt nhất là không nên ăn gì trước khi đi ngủ 2-3 tiếng.”

Hạn chế tình trạng ăn quá no hoặc quá đói bằng cách chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ với 1 ngày 3 bữa chính và 3 bữa phụ.

Lưu ý chung cho người bị viêm loét dạ dàyLưu ý chung cho người bị viêm loét dạ dày

Trong khi ăn nên ăn chậm, nhai kỹ, không nên làm việc khác khi ăn, không nên nằm ngay sau khi ăn. Nếu viêm loét dạ dày mà có vi khuẩn HP thì nên thực hiện ăn uống riêng bát, riêng đũa để tránh tình trạng nhiễm chéo khuẩn HP.

Với những người bị viêm dạ dày cấp tính, giai đoạn dạ dày đang có vết thương, cần có thời gian để lành vì vậy có thể nhịn ăn trong vòng 24 -48 giờ vì khi có thức ăn vào dạ dày sẽ khiến acid dịch vị được tiết ra làm vết thương dạ dày bị loét hơn.

Nên uống nước khoáng với số lượng vừa phải để cơ thể không bị mất nước, sau thời gian nhịn ăn thì bổ sung cho cơ thể những loại thức ăn mềm, dễ tiêu như súp, rau thịt nghiền, uống sữa hoặc ăn kem, mỗi lần ăn với số lượng ít, mỗi lần cách nhau 1 tiếng rồi tăng dần số lượng cho đến khi không còn triệu chứng đau bụng, ợ hơi, ở chua, đầy hơi thì có thể ăn uống như bình thường. Với những người bị viêm dạ dày mạn tính, khả năng hấp thu các loại vitamin bị giảm đáng kể, đặc biệt là yếu tố nội ở dạ dày bị ảnh hưởng gây nên tình trạng kém hấp thu vitamin B12 nên những bệnh nhân viêm dạ dày mạn tính có thể bị thiếu máu. Do đó, cần cung cấp chế độ ăn đầy đủ các loại vitamin và muối khoáng như acid folic, vitamin B12, vitamin A, D, sắt, canxi, kali, kẽm…

Những thực phẩm nên và không nên ăn

Những người bị viêm loét dạ dày cần tăng cường các loại thực phẩm có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày và làm lành vết thương hoặc sử dụng những loại thực phẩm có khả năng làm giảm tiết acid dạ dày, nên chọn những loại thức ăn mềm và dễ tiêu.

Những thực phẩm nên và không nên ăn

Các loại thức ăn nên ăn có thể kể đến như cháo, súp, cơm, các loại hầm hoặc nấu mềm, sữa bò, sữa bột, bơ, mật ong…không nên ăn những loại thứ ăn có độ acid cao như chanh, cam, bưởi, hạn chế các thực phẩm cay, làm ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày như hạt tiêu, ớt, cà phê, rượu, bia, chè, hạn chế các loại thực phẩm làm đầy chướng bụng như các loại đậu, dưa cà muối, nước có gas, hạn chế các loại thực phẩm làm tăng tiết acid như các loại nước sốt thịt, cá đậm đặc. Sữa chua là một loại thực phẩm còn gây tranh cãi khi sử dụng cho người bị viêm loét dạ dày.

Thực tế, trong sữa chua có chứa nhiều enzyme có tác dụng hỗ trợ cho hệ tiêu hoá và giảm kích thích dạ dày, tuy nhiên, không nên ăn sữa chua lúc đói, và khi sử dụng nên bắt đầu với lượng ít và theo dõi phản ứng của cơ thể để điều chỉnh cho phù hợp.

Nguồn sieuthithuocviet.edu.vn


Deprecated: Function WP_Query được gọi với một tham số đã bị loại bỏ kể từ phiên bản 3.1.0! Hãy sử dụng ignore_sticky_posts thay cho caller_get_posts (sẽ sớm bị loại bỏ) in /home/thuocviet/domains/sieuthithuocviet.edu.vn/public_html/wp-includes/functions.php on line 5697

Bài viết cùng chuyên mục: