477 lượt xem

Bảo tồn và phát triển cây Sâm Ngọc Linh

Việc phát hiện ra sâm Ngọc Linh có thể nói là một trong những phát hiện quan trọng bậc nhất trong lĩnh vực y dược không chỉ của Việt Nam mà cả thế giới.

Sâm Ngọc Linh là loại sâm giá trị kinh tế cao, được ví như “cây đẻ trứng vàng” cho người dân 2 vùng đất Quảng Nam và Kon Tum.

Sâm Ngọc Linh – Loại sâm quý, hiếm:

Sâm Ngọc Linh còn gọi là Sâm K5, Sâm Việt Nam, là dược liệu có thân thảo, đặc biệt ưa ẩm, ưa bóng với nhiệt độ không khí trung bình từ 15 – 18°C. Thường mọc thành từng đám nhỏ dưới tán rừng kín thường xanh của cây lá rộng năm 1973 đã được đoàn điều tra dược liệu của Ban Dân y Khu V phát hiện tại núi Ngọc Linh, thuộc 2 tỉnh Kon Tum và Quảng Nam. Đến năm 1985 hai nhà khoa học (TS Hà Thị Dụng và TS Grushvitsky) xác định sâm Ngọc Linh là một loài mới, đặc hữu của hệ thực vật Việt Nam, thuộc chi Panax L., họ nhân sâm (Araliaceae) và đặt tên khoa học là Panax vietnamensis Ha et Grushv (theo Trung tâm Sâm Việt Nam – 1993), thuộc 250 loài quý hiếm trong sách đỏ Việt Nam.

Dược sĩ Cao đẳng Dược cho biết tại Việt Nam duy nhất chỉ có 2 tỉnh Kon Tum và Quảng Nam có sâm Ngọc Linh và tại 2 tỉnh cũng chỉ có 5 huyện, với 15 xã thuộc huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) và huyện Nam Trà My (Quảng Nam) là có sâm Ngọc Linh.

Đỉnh núi Ngọc Linh cao gần 2600m (2.598m) được xem như nóc nhà của Tây Nguyên, có rừng nguyên sinh cùng với sự đa dạng của hệ động, thực vật với các điều kiện tự nhiên đặc biệt phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây sâm Ngọc Linh.

Rất nhiều công trình nghiên cứu và phân tích thành phần hóa học, tác dụng của sâm Ngọc Linh đã khẳng định loại sâm này có giá trị thượng đẳng sánh ngang với loại sâm đã nổi tiếng từ rất lâu đời trên thế giới – sâm Mỹ, sâm Triều Tiên… Chính vì mức độ quý hiếm và công dụng sức khỏe tuyệt hảo mà từ khi được chính thức phát hiện đến nay loài sâm này đã bị khai thác đến mức cạn kiệt.

Đứng trước tình trạng này, việc phát triển, bảo tồn và nhân giống sâm Ngọc Linh tại địa bàn là vô cùng quan trọng và cấp thiết bởi vì loại sâm Ngọc Linh có thể trở thành một thương hiệu quốc gia, chẳng những mang đến lợi ích về sức khỏe mà còn mang đến lợi ích về kinh tế cho rất nhiều người dân. Tại 2 tỉnh Kon Tum  và Quảng Nam, khu vực phát hiện ra sâm Ngọc Linh, các cấp chính quyền cũng đã có những đề án để bảo tồn và phát triển loài sâm quý này. Đó là:

UBND tỉnh Quảng Nam, năm 2014, đã phê duyệt đề cương và dự toán quy hoạch để bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh tại địa bàn huyện Nam Trà My giai đoạn 2014-2020 với tổng diện tích quy hoạch gần 20.000 ha tại 7/10 xã. Tại 3 xã Trà Linh, Trà Cang  và Trà Nam huyện Nam Trà My hiện đang thực hiện nhiệm vụ này với hơn 654.000 cây sâm Ngọc Linh gồm nhiều độ tuổi khác nhau. Lãnh đạo huyện Nam Trà My cho biết đây sẽ là cơ hội cho địa phương hướng đến khai thác, phát huy được loại sâm quý này trong thời gian tới.

Cây sâm ngọc linh

Tại tỉnh Kon Tum, trong giai đoạn từ 2013 – 2022 sẽ tiến hành dự án đầu tư khoa học công nghệ xây dựng và hoàn thiện quy trình nhân giống sâm Ngọc Linh, tạo ra số lượng cây giống lớn, dự kiến từ 5-6 triệu cây giống/năm; hoàn thiện quy trình công nghệ canh tác và mở rộng thêm diện tích trồng sâm, đến năm 2022 sẽ đạt từ 900-1.000ha sâm. Ngoài ra, dự án còn hoàn thiện quy trình công nghệ chế biến, xây dựng nhà máy chế biến các sản phẩm cây sâm Ngọc Linh; ứng dụng các công nghệ, quy trình mới trong thu hoạch, bảo quản, chiết xuất, chế biến nhằm tạo được các sản phẩm có giá trị cao; đáp ứng cho như cầu trong nước và xuất khẩu.

Bên cạnh đó, dự án còn đưa ra giải pháp nhằm xây dựng và phát triển thương hiệu quốc gia cho các sản phẩm của sâm Ngọc Linh và được bảo hộ trên toàn thế giới, dự án được chia thành 3 giai đoạn với tổng nguồn vốn đầu tư là hơn 600 tỷ đồng.

Tin tưởng rằng với những đề án và kế hoạch thiết thực trên thì chỉ trong tương lai không xa, sâm Ngọc Linh sẽ trở thành một thương hiệu sâm của Việt Nam nổi tiếng và vang danh trên khắp thế giới để mang đến hiệu quả chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho nhiều người hơn nữa.

Với nỗ lực cứu cây sâm quý, từ những năm 1990, ngành chức năng ở Quảng Nam, Kon Tum đã lập những chốt điểm trồng sâm di thực ở quanh núi Ngọc Linh, vốn có độ cao gần 1600m và những điều kiện thích hợp cho sự phát triển của cây sâm Ngọc Linh.

Hơn mười năm nay Trại Dược liệu Trà Linh – thuộc Công ty CPTM Dược Sâm Ngọc Linh, Quảng Nam – Quasapharco, đã vượt qua hàng loạt những khó khăn, từ cơ chế tổ chức – điểm chốt trồng sâm di thực ở cao điểm xa xôi, hẻo hút, đến mò mẫm tìm kiếm kỹ thuật nhân trồng, chăm sóc, cuối cùng đã không chỉ bảo tồn được nguồn gen mà còn phát triển sâm Việt Nam thành cây trồng kinh tế. Không những đủ giống trồng mà còn hỗ trợ giống cây con cho tỉnh Kon Tum nữa.

Ảnh: cây giống sâm Ngọc Linh

Ảnh: Trạm Dược liệu Trà Linh

Triển Vọng tương lai Sâm Ngọc Linh: Tiến Tới Thương Hiệu Sâm Việt Nam

Tuy đã thoát nguy cơ tuyệt chủng nhưng độ an toàn  của cây sâm Ngọc Linh còn thấp và mức độ đe dọa vẫn ở bậc E trong sách đỏ Việt Nam.

Chính phủ ta cùng Bộ Y tế đã và đang từng bước nghiên cứu giải pháp đầu tư phát triển bền vững cho công nghiệp dược phẩm và xuất khẩu với việc đưa sâm Ngọc Linh trở thành cây trồng chính cho vùng cao, khai thác lợi thế điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng để phát triển sâm theo hướng sản xuất hàng hóa và tạo vùng nguyên liệu, hướng tới khẳng định “sâm Việt Nam” là một thương hiệu như  “sâm Trung Quốc”, “sâm Triều Tiên”, “sâm Mỹ”, “sâm Nhật Bản”,

Cùng với phương hướng mở rộng diện tích, địa bàn trồng sâm là sự nghiêm cấm khai thác khi cây sâm còn non, chưa đủ 6 tuổi, và các nhà khoa học cũng đồng thời tiến hành thăm dò nghiên cứu tại những vùng núi khác có khí hậu, cao độ tương đương thuộc Trung Trung bộ, để xác định và mở rộng vùng sinh trưởng của sâm.

Dược sĩ văn bằng 2 cao đẳng dược Hà Nội chia sẻ giá trị kinh tế mà cây sâm mang lại khá cao, song việc bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh vẫn ở quy mô nhỏ, còn chưa tương xứng với tiềm năng, tiềm lực và thế mạnh đặc hữu của mỗi vùng, số hộ trồng sâm vẫn còn ít, các nhà Doanh nghiệp cũng chưa thực sự mặn mà và mạnh dạn đầu tư với dự án phát triển cây sâm quý.

Để bảo tồn sâm Ngọc Linh, UBND 2  tỉnh Quảng Nam, Kon Tum đã xây dựng dự thảo Đề án “Cho thuê đất rừng và mức giá cho thuê đất rừng để bảo vệ và phát triển sâm Ngọc Linh dưới tán rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam”,Kon Tum nhằm bảo vệ và phát triển rừng, phát triển và bảo tồn nguồn gen gốc sâm Ngọc Linh, bên cạnh đó còn tạo sinh kế, cải thiện đời sống cho người dân, tạo ra các sản phẩm dược liệu mang thương hiệu đặc trưng Quảng Nam và Kom Tum từ cây sâm Ngọc Linh.

Nguồn tổng hợp từ DsCKI.Nguyễn Quốc Trung


Deprecated: Function WP_Query được gọi với một tham số đã bị loại bỏ kể từ phiên bản 3.1.0! Hãy sử dụng ignore_sticky_posts thay cho caller_get_posts (sẽ sớm bị loại bỏ) in /home/thuocviet/domains/sieuthithuocviet.edu.vn/public_html/wp-includes/functions.php on line 5697

Bài viết cùng chuyên mục: