Trong trường hợp bị bỏng các bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng Biafine. Để hiểu hơn về những công dụng, liều dùng của Biafine mời bạn tham khảo bài viết sau.
- Thuốc Butenafine: Công dụng, liều dùng và những tác dụng phụ
- Tác dụng của nystatin trong việc chữa bệnh nấm
- Sử dụng thuốc Ketoconazol chống nấm đúng cách
Tìm hiểu về thuốc Biafine
Thông tin về thuốc Biafine
Thành phần chính của thuốc Biafine là Trolamin cùng một số tá dược khác như Ethylen glycol stearat, Acid stearic, cetyl palmitat, Paraffin rắn, paraffin lỏng, Perhydrosqualen, propylen glycol, Dầu quả bơ, Trolamin alginat và natri alginat, kali sorbat, Natri methyl parahydroxybenzoat (E 219), Natri propyl parahydroxybenzoat (E217), Hương yerbatone và Nước tinh khiết.
Về tác dụng của Kem trị bỏng Biafine thì các dươc sĩ văn bằng 2 Cao đẳng Dược TPHCM cho biết thuốc được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân đang trong tình trạng bỏng ở cấp độ 1, 2 cùng với tất cả các vết thương ngoài da. Ngoài ra, Biafine còn được sử dụng để điều trị đỏ da thứ phát do xạ trị.
Hiện nay thuốc được sản xuất dưới dạng nhũ tương bôi ngoài da.
Cách sử dụng thuốc Biafine
Các dược sĩ lưu ý người bệnh cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ trước khi sử dụng để đạt được hiệu quả tốt nhất và an toàn khi sử dụng. Một số trường hợp mà không nên sử dụng thuốc để tránh những tác dụng phụ không mong muốn gồm: Người sử dụng mẫn cảm với các thành phần của thuốc; Không bôi kem Biafine lên vết thương đang chảy máu và các vết thương đang bị nhiễm trùng;
Những lưu ý trước khi bôi thuốc Biafine: Người bệnh cần phải đảm bảo vệ sinh tay trước khi bôi thuốc; Vệ sinh vết thương từ từ nhẹ nhàng và khô ráo; Kiểm tra thông tin thuốc và hạn sử dụng;
Về liều lượng sử dụng thì dược sĩ Cao đẳng Duọc TPHCM đưa ra liều tham khảo như sau:
Đối với phỏng độ một:
- Bôi một lớp nhũ tương dày cho đến khi nhũ tương không còn hấp thu nữa
- Xoa nhẹ nhàng để nhũ tương thấm vào da
- Xoa lặp lại từ 2-4 lần trên ngày
- Nếu vết bỏng quá lớn nên tham khảo ý kiến bác sĩ
Đối với phỏng độ 2 và các vết thương ngoài da:
- Rửa vết thương sau đó bôi lớp nhũ tương lên bề mặt tổn thương
- Bôi lặp lại để duy trị thêm một lớp nữa trên vết thương
- Nếu cần thiết thì băng vết thương lại
Điều trị đỏ da thứ phát do xạ trị
- Bôi Biafine tư 2 – 3 lần mỗi ngày
- Bôi cách đều đồng thời xoa nhẹ để nhũ tương thấm vào da.
Biafine dùng trị bỏng, các vết thương ngoài da
Tác dụng phụ của thuốc Biafine
Mặc dù thuốc Biafine ít gây tác dụng phụ cho người sử dụng tuy nhiên trong một số trường hợp có thể gây một số tác dụng phụ bao gồm: Một cảm giác đau như kim châm thoáng qua hoặc dị ứng do tiếp xúc.
Trên có thể chưa phải là danh sách đầy đủ các tác dụng phụ của thuốc, người bệnh nếu có thắc mắc hãy trao đổi với dược sĩ hoặc bác sĩ.
Bảo quản thuốc Biafine như thế nào?
Cần phải bảo quản thuốc Biafine trong nhiệt độ dưới 30 độ và không dưới 0 độ. Để thuốc xa tầm tay trẻ em và lưu ý hạn sử dụng thuốc.
Thông tin về thuốc Biafine được thông tin từ bài viết trên chỉ mang tính chất là để tham khảo. Người bệnh tránh tự ý sử dụng thuốc mà chưa được sự chỉ định từ bác sĩ, dược sĩ.