Nếu không phát hiện kịp thời và điều trị tích cực, trẻ bị viêm phế quản cấp có thể tử vong vì ngạt thở. Không những thế, trẻ bị viêm phế quản còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm khác cần đề phòng.
Biến chứng ở trẻ bị viêm phế quản cấp
Biến chứng viêm phế quản cấp ở trẻ em
Trong trường hợp viêm phế quản nặng, trẻ có thể gặp nhiều biến chứng dẫn đến suy hô hấp và dễ tử vong. Những biến chứng của trẻ bị viêm phế quản bao gồm:
Viêm phổi
Tình trạng viêm phế quản tiến triển gây tổn thương các phế quản nhỏ, phế nang và các tổ chức xung quanh phế nang. Tổn thương này rải rác hai phổi, dẫn tới biến chứng viêm phổi. Đây là một biến chứng thường gặp ở những trẻ bị viêm phế quản không được điều trị tốt. Khi tiến triển thành viêm phổi thì quá trình điều trị sẽ kéo dài và phức tạp hơn rất nhiều.
Xẹp phổi
Xẹp phổi là một biến chứng cần chú ý đặc biệt ở trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh. Vì đường thở của những trẻ này rất nhỏ. Do đó dễ bị bít tắc do phù nề niêm mạc phế quản và xuất tiết dịch trong lòng phế quản.
Suy hô hấp
Suy hô hấp là hậu quả của viêm phù nề tắc nghẽn đường thở, thiếu oxy và tăng C02 máu quá cao. Biểu hiện ở trẻ bị suy hô hấp là trẻ tím tái, thở khò khè, co kéo cơ hô hấp hoặc rút lõm lồng ngực. Nếu có những dấu hiệu bị suy hô hấp trên, trẻ cần được điều trị tích cực. Đôi khi cần dùng các phương tiện hỗ trợ hô hấp. Suy hô hấp ở trẻ có thể diễn biến một cách nhanh chóng và gây tử vong.
Sốc trụy mạch
Sốc trụy mạch do thiếu oxy kéo dài hoặc do nhiễm trùng nặng. Làm cho tình trạng thiếu oxy tổ chức càng trầm trọng thêm. Các biểu hiện của sốc trụy mạch như da lạnh, tím tái, mạch nhanh nhỏ khó bắt. Huyết áp tụt, trẻ thiểu niệu hoặc vô niệu. Sau đó, trẻ nhanh chóng rơi vào tình trạng rối loạn ý thức, lơ mơ. Thậm chí trẻ có thể hôn mê.
Biến chứng viêm phế quản cấp ở trẻ em
Viêm phế quản mạn tính
Viêm phế quản cấp thường không gây ra các vấn đề về hô hấp lâu dài. Tuy nhiên, các tế bào niêm mạc đường thở có thể bị tổn thương kéo dài từ ba đến bốn tháng. Thực tế, khoảng 20% trẻ bị viêm phế quản vẫn còn thở khò khè hoặc ho dai dẳng trong vài tuần. Như vậy nguy cơ trẻ bị viêm phế quản mạn tính và tái phát nhiều lần. Nếu trở thành mạn tính sẽ khó khăn cho điều trị cũng như ảnh hưởng tới phát triển thể chất ở trẻ.
Mệt mỏi suy nhược cơ thể
Trẻ bị viêm phế quản thường hay mệt mỏi sụt cân, suy nhược cơ thể. Vì các triệu chứng và biến chứng của bệnh gây ra. Như sốt, khó thở thiếu oxy, ăn kém, nôn trớ nhiều. Do vậy cha mẹ cần đặc biệt chú ý tới chế độ dinh dưỡng cũng như nghỉ ngơi cho trẻ. Ở những trẻ còn bú, nên cho trẻ tích cực bú mẹ thường xuyên hơn. Đối với trẻ lớn, cần cho trẻ ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày. Với thức ăn giàu dinh dưỡng được chế biến mềm lỏng dễ tiêu. Chú ý bù nước cho trẻ đề phòng nguy cơ mất nước do sốt hoặc mất qua hơi thở. Sau khi trẻ khỏi bệnh, cần tiếp tục bồi dưỡng để trẻ mau hồi phục sức khỏe.
Nguy cơ bị hen phế quản
Một số báo cáo cho rằng có mối liên quan giữa viêm phế quản và nguy cơ mắc hen suyễn sau này. Đặc biệt, viêm phế quản ở trẻ sơ sinh lặp đi lặp lại nhiều lần có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh hen suyễn về sau.
Khi nào cần cho trẻ nhập viện
Theo chia sẻ từ các chuyên gia y tế tại mục tin y dược cho thấy viêm phế quản cấp có thể diễn biến nhanh và nặng nề. Vì vậy cha mẹ cần lưu ý phát hiện và đưa trẻ nhập viện ngay khi có các dấu hiệu dưới đây:
Khi nào cần cho trẻ nhập viện
- Trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi, đặc biệt viêm phế quản cấp ở trẻ sơ sinh
- Trẻ bỏ bú hoặc bú kém
- Trẻ có một trong 5 dấu hiệu nặng:
- Nhịp thở nhanh trên 60 lần/phút
- Trẻ tím tái
- Cánh mũi phập phồng
- Co rút lồng ngực
Trẻ bị viêm phế quản nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách sẽ giảm dần sau 1 đến 2 ngày. Và khỏi sau 5 đến 7 ngày mà không gây biến chứng nặng. Vì vậy cha mẹ cần lưu ý phát hiện sớm cũng như phòng ngừa viêm phế quản cho trẻ.
Chia sẻ bởi Bùi Huỳnh – sieuthithuocviet.edu.vn