388 lượt xem

Bổ sung chất xơ từ trái cây người bệnh đái tháo đường và những điều cần biết

Trái cây là một nguồn dồi dào chất xơ rất tốt đối với hệ tiêu hóa, ngăn ngừa tình trạng táo bón và giúp ổn định lượng đường huyết trong máu.

<center><em> Thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp và nhiều chất xơ tốt cho người bệnh đái tháo đường</em></center>

Thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp và nhiều chất xơ tốt cho người bệnh đái tháo đường

Trái cây mang đến nhiều lợi ích đến cho sức khỏe một phần là trong các loại trái cây có chứa hàm lượng vitamin, chất chống oxy hóa cao và chất xơ đóng vai trò rất quan trọng. Trái cây là một nguồn dồi dào chất xơ rất tốt đối với hệ tiêu hóa, ngăn ngừa tình trạng táo bón và giúp ổn định lượng đường huyết trong máu.

Cập nhật tại chuyên mục Tin tức y dược: tăng cường bổ sung cho cơ thể nguồn chất xơ mỗi ngày hỗ trợ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, béo phì và đái tháo đường type 2. Việc tăng cường chất xơ hòa tan có thể giúp cải thiện lượng đường trong máu và mức cholesterol.

Khi ăn chất xơ, cơ thể bạn để phân hủy sẽ tốn nhiều thời gian hơn điều này đồng thời sẽ giúp bạn duy trì ôn định hơn lượng đường trong máu. Do đó mà chất xơ đặc biệt tốt đối với những người mắc bệnh đái tháo đường.

Người bệnh đái đường cần phải lựa chọn loại trái cây và biết cách bổ sung hợp lý để đảm bảo việc kiểm soát tốt đường huyết, cùng các lợi ích sức khỏe khác.

Người bệnh đái tháo đường nên ăn những loại trái cây nào?

Bác sĩ, giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho hay: chế độ dinh dưỡng ăn uống hằng ngày có tác động rất lớn đến lượng đường trong máu. Người bệnh đái tháo đường nên lựa chọn dùng các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp và nhiều chất xơ. Thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp sẽ không làm tăng lượng đường trong máu nhanh và giúp giữ cho lượng đường ổn định.

Các loại trái cây phù hợp dành cho người bệnh đái tháo đường lựa chọn bổ sung hằng ngày là những loại giàu vitamin, nhiều chất xơ và ít đường. Trái cây có chỉ số đường huyết thấp (GI bằng 55 hoặc ít hơn) giúp đường huyết tăng một cách chầm chậm như: Cam, bưởi, ổi, táo, lê, thanh long, bơ, chuối… Đồng thời, người bệnh nên hạn chế ăn các trái cây có chỉ số đường huyết cao làm tăng đường trong máu như: nhãn, vải, sầu riêng, mít…

<center><em>Ăn trái cây cả quả thay vì uống nước ép</em></center>

Ăn trái cây cả quả thay vì uống nước ép

Người bệnh đái tháo đường bổ sung chất xơ từ trái cây như thế nào mới đúng?

Theo chuyên gia cho biết trái cây nguồn cung cấp chất xơ tốt cho cơ thể. Có hai loại chất xơ đó là hòa tan và không hòa tan. Chất xơ hòa tan là thức ăn dành cho các vi khuẩn có lợi trong đường ruột, gắn kết với lại các axit mật trong ruột làm giảm nhũ tương hóa chất béo của thức ăn (làm dễ tiêu), thẩm thấu, nối kết với lại các cholesterol và thải trừ chúng ra khỏi cơ thể.

Chất xơ không hòa tan giúp hạn chế sự tăng lượng đường máu ở bệnh nhân đái tháo đường sau khi ăn đồng thời giúp phòng chống việc tăng cholesterol trong máu và phòng chống bệnh ung thư trực tràng. Nếu như chỉ lấy phần nước ép trái cây để uống thôi thì nghĩa là đã loại bỏ đi phần chất xơ có tác dụng cản trở việc tăng đường đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe người bệnh đái tháo đường.

Quá trình ép trái cây thường chi lấy nước ép và loại bỏ hầu hết các chất rắn, bao gồm có cả hạt và cùi quả. Chính vì vậy mà quá trình này đã làm biến mất chất xơ trong trái cây.

Mặt khác theo ban cố vấn Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho hay: khi bạn ép trái cây lấy nước thường cần phải sử dụng một lượng trái cây lớn hơn khiến nước ép của bạn sẽ chứa nhiều đường hơn trái cây toàn phần và lại không có chất xơ thì hành động này vô tình khiến cơ thế lại hấp thụ nhiều đường và trong thời gian nhanh hơn. Điều này sẽ làm tăng cao lượng đường trong máu dẫn đến gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng với người bệnh đái tháo đường.

Vì vậy, cách tốt nhất là người bệnh đái tháo đường nên ăn nguyên trái cây. Ví dụ: ăn cam thì nên ăn cả múi, ăn táo nên rửa sạch ăn cả vỏ bởi chất xơ có nhiều trong vỏ, xác làm hấp thu đường chậm và có khả năng chống tình trạng táo bón. Không nên ép thành nước để uống thay vì ăn dễ làm tăng đường huyết cao sau ăn.

Do đó, uống nước ép trái cây sai cách có thể phản tác dụng gây ảnh hướng không tố với sức khỏe người bệnh đái tháo đường. Nếu người bệnh muốn uống nước ép trái cây thì chỉ nên giới hạn một lượng tối đa 150ml/ngày và chia làm nhiều lần.

Nguồn: sieuthithuocviet.edu.vn


Deprecated: Function WP_Query được gọi với một tham số đã bị loại bỏ kể từ phiên bản 3.1.0! Hãy sử dụng ignore_sticky_posts thay cho caller_get_posts (sẽ sớm bị loại bỏ) in /home/thuocviet/domains/sieuthithuocviet.edu.vn/public_html/wp-includes/functions.php on line 5697

Bài viết cùng chuyên mục: