Sức đề kháng của cơ thể chính là hàng rào bảo vệ của cơ thể. Khi cơ thể bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, khói bụi… thì hàng rào bảo vệ có nhiệm vụ ngăn chặn và chống lại nguy cơ bệnh tật. Một số bệnh thường gặp khi sức đề kháng suy giảm và cách xử trí là mối quan tâm của nhiều người.
Bài viết được chia sẻ bởi chuyên gia y tế Bùi Huỳnh – giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Tp.HCM, Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur HCM!
Viêm mũi dị ứng là bệnh phổ biến nhất
Viêm mũi dị ứng là bệnh thường gặp ở trẻ. Nhưng nếu không được điều trị hợp lý, bệnh kéo dài và không tốt cho hệ hô hấp của trẻ. Khi bị bệnh người bệnh có các biểu hiện điển hình như ngứa mũi, ngạt mũi, chảy nước mũi trong, hắt hơi liên tục, khô họng, ngạt mũi nhiều lúc phải thở bằng miệng…
Điều trị: rửa mũi bằng nước muối sinh lý, tắm gội cho trẻ sạch sẽ để loại hết tác tác nhân gây dị ứng (trên tóc, da) và tìm hiểu nguyên nhân gây dị ứng để phòng tránh.
Cảm cúm, cảm lạnh
Chuyên gia Huỳnh chia sẻ tại Tin Tức Y Dược như sau: “Khi trẻ bị dính mưa hoặc không giữ ấm cho cơ thể, không giữ vệ sinh sạch sẽ… cơ thể hoàn toàn có thể bị cảm cúm, cảm lạnh với các biểu hiện như đau đầu, đâu người, sốt, ho và mệt mỏi. Bệnh này có thể tự khỏi nhưng cha mẹ cũng cần lưu ý tránh để trẻ bị sốt kéo dài tránh các biến chứng có thể xảy ra.”
Điều trị: Với trẻ nhỏ, để phòng bệnh, cha mẹ cần giữ cho trẻ luôn sạch sẽ, khô ráo, lau người ngay khi trẻ ra mồ hôi để tránh nhiễm lạnh… và nên tắm cho trẻ với loại xà phòng hoặc sữa tắm trẻ em có tính sát khuẩn nhẹ hàng ngày để giúp trẻ tránh nhiễm phải các vi khuẩn gây bệnh.
Viêm họng cấp
Khi chuyển mùa, thời tiết thay đổi có sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ nên nhiều trẻ bị viêm họng cấp.
Biểu hiện bệnh: Sốt cao 39-40°C, kèm theo nuốt đau, rát họng, khàn tiếng có thể kèm theo các triệu chứng khác như: Chảy nước mũi nhầy, ho khan, tiếng nói khàn nhẹ, trẻ mệt mỏi, môi khô, lưỡi bẩn, viêm tấy hạch vùng cổ, hạch góc hàm sưng, đau…
Điều trị: Giữ ấm cho con, nhất vùng họng, cổ thực hiện tốt chế độ dưỡng tốt phù hợp lứa tuổi của con.
Sốt siêu vi
Sức đề kháng của trẻ đang trong quá trình hoàn thiện nên khi gặp phải thời điểm virus sinh sôi, phát tán nhanh trong mùa mưa, trẻ rất dễ bị sốt siêu vi.
Biểu hiện bệnh: Sốt cao 39-40 độ C kèm theo mệt mỏi, đau cơ, đau họng, chán ăn, quấy khóc…
Điều trị: Hạ sốt kịp thời cho trẻ. Ở trẻ nhỏ, khi sốt cao nếu không được hạ sốt kịp thời có thể dẫn đến co giật, suy hô hấp, làm suy giảm trí tuệ hay nặng hơn là biến chứng nặng nề về não.
Vì thế, khi trẻ bị sốt siêu vi mà dùng thuốc hạ sốt không giảm thì cần đưa trẻ ngay đến cơ sở y tế để kiểm tra.
Cách phòng bệnh cho con
Theo các chuyên gia y tế, để bảo con không bị các bệnh liên quan đến đường hô hấp các mẹ lưu ý:
Tránh cho trẻ bị ướt mưa, giữ ấm cho trẻ, nhưng không được quấn trẻ quá nhiều làm trẻ khó chịu, tăng thân nhiệt đối với những trẻ sơ sinh.
Rửa tay cho trẻ với xà phòng trước khi ăn, chuẩn bị thức ăn, sau khi đi vệ sinh…
Giữ cho nhà ở luôn khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ, luôn cho trẻ ngủ mùng kể cả ban ngày để phòng tránh muỗi đốt.
Cho trẻ ăn uống đầy đủ các loại chất dinh dưỡng, chọn thức ăn trẻ thích và chia nhỏ các bữa ăn. Nên cho trẻ uống nhiều nước, khuyến khích cho uống nước cam, nước chanh tươi, chanh muối, nước dừa vì những loại nước này ngoài việc bù nước cho trẻ còn bù một số điện giải bị mất do sốt cao, có thêm một lượng vitamin C đáng kể giúp thành mạch máu bền vững giảm bớt tình trạng xuất huyết trong cơ thể.
Cha mẹ nên tiêm phòng vắc xin cho trẻ đầy đủ phòng tránh các bệnh liên quan.
Khi trẻ có các biểu hiện như ho, khò khè, sốt, nôn ói, chảy máu mũi, bú kém… cần đưa đến khám tại cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Đặc biệt, mỗi khi giao mùa hoặc mùa mưa, mùa lạnh, cha mẹ cần chuẩn bị sẵn thuốc cảm lạnh và cảm cúm thông thường hay si-rô ho, vitamin C bổ sung, si-rô chống cảm lạnh hoặc sốt, nhũ hương… Tuy nhiên trước khi sử dụng nên hỏi các chuyên gia có chuyên môn.
Nguồn: Siêu thị thuốc Uy tín