737 lượt xem

Các dấu hiệu nguy hiểm ở trẻ nhỏ mà cha mẹ cần biết

Mỗi thay đổi nơi con trẻ đều khiến bố mẹ đặt ra câu hỏi như này là bình thường hay không? Các dấu hiệu có thể là sinh lý bình thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu gợi ý bệnh nặng.

Các dấu hiệu nguy hiểm ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Các dấu hiệu nguy hiểm ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Các dấu hiệu nguy hiểm ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Những biểu hiện bất thường ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể là triệu chứng không điển hình những cũng có thể là dấu hiệu gợi ý bệnh nặng. Dấu hiệu này có thể xuất hiện từ trước hoặc sau khi sinh hoặc xuất hiện trong lúc nằm viện … Mục đích của việc phát hiện sớm các dấu hiệu nhằm có phương án điều trị dự phòng, ngăn ngừa các diễn biến xấu hơn của bệnh. Các dấu hiệu bất thường có thể xảy ra như:

  • Trẻ bỏ bú hoặc bú kém.
  • Lơ mơ hoặc hôn mê.
  • Giảm hoặc ít cử động khi kích thích.
  • Co giật.
  • Thở nhanh > 60 lần/ phút, thở bất thường: thở rên, thở ngáp, thở rút lõm lồng ngực.
  • Tăng thân nhiệt > 38oC hoặc hạ thân nhiệt < 35,5o
  • Cơ thể tím tái

Khi trẻ có một trong các dấu hiệu trên, gia đình cần đưa trẻ tới cơ sở y tế có chuyên môn để thăm khám và điều trị kịp thời.

Xử trí khi trẻ co giật như thế nào?

Co giật là tình trạng có thể gặp ở trẻ sơ sinh với các nguyên nhân như: Não thiếu oxy (là một kết quả của ngạt chu sinh), nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương, hạ đường huyết, hạ calci huyết, sốt cao co giật.

Chuyên trang tin tức Y Dược mới nhất có cập nhật thông tin, cơn co giật thường diễn ra nhanh chóng, chăm sóc cần chú ý đảm bảo an toàn trong cơn co giật, ưu tiên về hô hấp tuần hoàn. Và tìm nguyên nhân co giật để có phương hướng điều trị thích hợp.

Xử trí khi trẻ co giật như thế nào?

Xử trí khi trẻ co giật như thế nào?

Khi trẻ xuất hiện các triệu chứng co giật các bậc cha mẹ cần giữ bình tĩnh và không nên sợ hãi. Vì phần lớn các cơn giật chỉ kéo dài vài phút và không đe dọa tính mạng. Có thể giúp trẻ bằng các bước sau:

  • Đặt trẻ nơi nằm xuống rộng rãi và an toàn.
  • Để chân duỗi chân co, nghiêng sang một bên vì trẻ giật sẽ nôn, nếu thức ăn từ chất nôn lọt vào đường
  • Nới lỏng áo ở quanh cổ, nếu có gối thì đặt gối dưới đầu trẻ.
  • Không nên cho bất cứ cái gì vào trong miệng hoặc cố gắng nạy răng của trẻ.
  • Không được đè trẻ hoặc cố gắng dùng sức để kèm cơn co giật.
  • Nếu trẻ sốt dùng hạ sốt đường hậu môn theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc các dược sĩ tại Siêu thị thuốc Hà Nội.
  • Đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra

Xử trí khi trẻ có bất thường về thân nhiệt

Trẻ sơ sinh, tuyến mồ hôi chưa hoạt động tốt, khả năng điều nhiệt còn kém trẻ rất dễ bị tăng thân nhiệt hoặc hạ thân nhiệt do nguyên nhân bên trong cơ thể hoặc do tác động từ môi trường bên ngoài.

Với trẻ sơ sinh nên giữ trẻ khô ráo và ủ ẩm. Nên duy trì nhiệt độ phòng từ 25oC hoặc áp dụng phương pháp ủ ấm kangaroo khi cần thiết.

Với trẻ bị hạ thân nhiệt dưới 35,5oC cần ủ ấm kịp thời bằng quần áo, mũ mềm, da kề da với mẹ và các phương tiện sưởi ấm phòng khác.

Với trẻ có tăng thân nhiệt, cần mặc thoáng cho trẻ, tăng cường bú mẹ. Theo khuyến cáo, không nên sử dụng thuốc hạ sốt như paracetamol để kiểm soát sốt ở trẻ nhũ nhi.

Nguồn: sieuthithuocviet.edu.vn


Deprecated: Function WP_Query được gọi với một tham số đã bị loại bỏ kể từ phiên bản 3.1.0! Hãy sử dụng ignore_sticky_posts thay cho caller_get_posts (sẽ sớm bị loại bỏ) in /home/thuocviet/domains/sieuthithuocviet.edu.vn/public_html/wp-includes/functions.php on line 5697

Bài viết cùng chuyên mục: