Hiện nay có rất nhiều loại thuốc kháng sinh điều trị bệnh viêm phế quản mãn tính, vậy loại thuốc nào được các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo sử dụng nhiều nhất?
Các loại thuốc điều trị viêm phế quản phổ biến hiện nay
Theo các Dược sĩ tư vấn tại các Siêu thị thuốc Hà Nội, hiện nay các loại thuốc Tây y chữa trị viêm phế quản mãn tính gồm có các thuốc điều trị triệu chứng và các loại thuốc kháng sinh kháng vi khuẩn, virut. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, mức độ nặng nhẹ mà các bác sĩ sẽ kê đơn sử dụng các loại thuốc chữa trị theo chỉ định.
Các loại thuốc điều trị viêm phế quản theo triệu chứng bệnh
Thuốc điều trị triệu chứng thường được sử dụng khi xuất hiện đợt cấp viêm phế quản mãn tính. Theo đó, các loiaj thuốc này nhằm giảm nhanh các triệu chứng như ho, khạc đờm, khó thở. Giúp bệnh nhân nhanh chóng phục hồi, lưu thông đường thở, bao gồm các loại thuốc:
- Thuốc long đờm: Đây là các thuốc giúp tạo nên phản xạ ho, giúp tống đẩy đờm ra ngoài, làm đường thở thông thoáng. Thuốc long đờm giúp đờm loãng ra và dễ khạc ra hơn. Tuy nhiên, nếu đờm nhiều và đặc thì cần dùng các chất khử chứa lưu huỳnh như acetylcystein, carboxystein.
- Thuốc kháng viêm: Thuốc kháng viêm làm cho đờm tiết ra nhiều hơn, lòng phế quản phù nề… khiến việc lưu thông không khí giảm. Thuốc kháng viêm thường được sử dụng là các thuốc chứa corticoid. Hiện nay, các thuốc corticoid dạng xịt được ưu tiên sử dụng do hạn chế các tác dụng phụ so với khi dùng thuốc dạng uống hoặc tiêm.
- Thuốc giãn phế quản: Người bệnh sử dụng các thuốc nhóm này giúp chống tắc nghẽn ở phế quản, đảm bảo sự lưu thông không khí. Các thuốc phổ biến được sử dụng là theophylin, các thuốc chủ vận beta 2 (loại tác dụng ngắn như salbutamol, terbutalin, fenoterol và loại có tác dụng dài như salmeterol, formoterol).
Để việc sử dụng nhóm thuốc hô hấp trên hiệu quả thì bệnh nhân nên đến các trung tâm Y tế để thăm khám, từ đó các bác sĩ sẽ kê khai liều lượng và cách dùng phù hợp để không có biến chứng nguy hiểm xảy ra.
Thuốc điều trị nguyên nhân và dự phòng tái phát viêm phế quản mãn tính
Thuốc điều trị nguyên nhân và dự phòng tái phát viêm phế quản mãn tính
Phác đồ điều trị viêm phế quản mãn tính bao gồm điều trị nguyên nhân và ngăn ngừa tái phát các đợt cấp của bệnh, theo đó có các loại thuốc kháng sinh sử dụng tương ứng theo thể bệnh. Cụ thể như sau:
Thuốc điều trị nguyên nhân gây viêm phế quản
Thuốc kháng sinh: Nhiễm trùng là nguyên phổ biến gây tái phát các đợt cấp ở người viêm phế quản mạn, những người bội nhiễm vi khuẩn thường khạc đờm xanh hoặc vàng. Theo đó, các nhóm kháng sinh điều trị viêm phế quản thường được ưu tiên sử dụng:
- Nhóm kháng sinh Penicillin: kháng sinh Amoxicillin và dạng kết hợp Amoxicillin/Acid Clavulanic.
- Nhóm kháng sinh Cephalosporin thế hệ I, thế hệ II, thế hệ III.
- Nhóm kháng sinh Quinolone: Kháng sinh Levofloxacin, Ofloxacin, Ciprofloxacin.
- Nhóm kháng sinh Macrolide hoặc Doxycycline cho trường hợp nhiễm khuẩn nặng và cấp tính.
Bệnh nhân nên kết hợp sử dụng các kháng sinh có cơ chế tác dụng khác nhau để tăng hiệu quả điều trị. Thời gian sử dụng kháng sinh từ 7-10 ngày theo chỉ định của bác sĩ.
Thuốc dự phòng các đợt cấp viêm phế quản mãn tính
Để phòng ngừa bệnh viêm phế quản thì ai cũng nên đi tiêm vaccin phòng cúm hằng năm, đặc biệt là thời gian chuyển mùa tháng 8, tháng 9 hằng năm để dự phòng các đợt cấp viêm phế quản. Điều trị tích cực các bệnh tai-mũi-họng, viêm xoang để phòng nhiễm khuẩn đường hô hấp. Đồng thời thường xuyên súc miệng bằng nước muối để tránh nhiễm trùng và bội nhiễm ổ viêm. Vệ sinh răng miệng thường xuyên để bảo vệ đường hô hấp.
Bệnh nhân nên đến các trung tâm Y tế để thăm khám trước khi sử dụng thuốc
Ngoài ra bệnh nhân nên thường xuyên luyện tập thể dục, cân bằng chế độ dinh dưỡng cũng như sử dụng thêm các loại khoáng chất và vitamin để gia tăng sức đề kháng cho cơ thể, phòng ngừa được nhiều căn bệnh, nhất là trong thời điểm giao mùa hiện nay.
Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe!
Nguồn: sieuthithuocviet.edu.vn