Bồ kết là thứ quả rẻ tiền ở quê rất được ưa chuộng dùng để chữa bệnh, làm đẹp cho con người tuy nhiên nếu không sử dụng đúng cách có thể gây hại.
Mô tả cây bồ kết
Bồ kết còn được gọi là bồ kếp, quả có tên khoa học là Fructus Gleditschiae. Bồ kết mọc thành chùm với rất nhiều quả chia ra được sử dụng phổ biến ở các vùng quê Việt Nam.
Các vị thuốc từ cây bồ kết: Quả bồ kết thường được phơi khô để dùng khi dùng nên bỏ hạt, có thể dùng sống hoặc tẩm nước cho mềm rồi sấy khô hoặc đốt thành than tán bột để dùng dần.
Hạt bồ kết cũng được sử dụng để chữa bệnh cho con người sau khi quả đã chín hoặc phơi khô.
Gai bồ kết thường hái ở thân cây để đem về phơi, sấy khô, chúng có chứa các hoạt chất có khả năng kháng khuẩn được sắc lên để để dùng nước giúp ức chế tụ cầu vàng.
Bồ kết là vị thuốc đông y được sử dụng phổ biến với vị cay mặn, tính hơi ôn, có độc quy kinh vào kinh phế, đại tràng. Bồ kết có tác dụng tiêu đờm, sát trùng, làm cho hắt hơi, thông khiếu được dùng để chữa các chứng như trúng phong, tiêu thực, cấm khẩu, đờm nhuyễn, sáng mắt, ích tinh.
Bên cạnh đó hạt bồ kết có tính vị cay, tính ôn không độc được dùng để chữa các chứng như mụn nhọt, bí kết, đại tiện với liều 5-10 ở dạng thuốc sắc. Gai bồ kết có vị cay tính ôn, không độc được dùng để tiêu ung độc, thông sữa.
Trong quả, hạt, lá, vỏ cây bồ kết đều có độc tính nhưng tính độc chỉ cao khi dùng làm thuốc mà không qua sơ chế như nướng hoặc sao vàng, đốt thành than. Vì vậy bồ kết có thể gây ra các chứng ngộ độc như nôn mửa, nóng rát ở cổ,tức ngực, tiêu chảy, đi đại tiện có bọt, đau đầu, mệt mỏi, chân tay rã rời.
Bồ kết được dùng thế nào cho đúng?
Trong y học cổ truyền các bộ phận của bồ kết đều được tận dụng để làm các vị thuốc đông y chữa bệnh và làm đẹp như nuôi dưỡng cho mái tóc đen nhánh, dày, mượt mà. Bồ kết được thu hoạch khi quả chín để phơi khô, bóc bỏ hạt, lấy vỏ để làm thuốc.
Bồ kết được dùng để chữa các chứng cảm cúm , nghẹt mũi, viêm xoang rất hiệu quả bằng cách đốt bồ kết lên để ngửi. Đối với người khỏe mạnh nên dùng từ 3-4 quả để đốt lên rồi xông mũi cho thông thoáng đường thở. Đối với trẻ nhỏ mỗi lần sử dụng chỉ từ 1-2 quả không nên lạm dụng quá nhiều.
Bên cạnh đó bồ kết được dùng để trị đờm đặc, nhiều đờm bị ngưng đọng ở phế quản gây khó chịu cho lồng ngực hoặc ngực bị đầy trướng dẫn đến ho khan, hen suyễn, ho nhiều nôn ra đờm dãi.
Bồ kết thuộc nhóm thuốc khai khiếu được áp dụng để thông khiếu khi bị trúng phong, không nói không nghe được. Vì vậy chất saponin trong bồ kết có công dụng kích thích niêm mạc đường hô hấp gây hắt hơi, tiêu đờm. Bên cạnh đó bồ kết được dùng để thông tia sữa, đại tiểu tiện bí kết sau khi phẫu thuật.
Ngoài ra gai bồ kết được kết hợp với vẩy tê tê để làm thuốc chữa các chứng như ung nhọt, ung thũng, huyết áp thấp thể cấp tính bằng cách dùng 4-8 gam bồ kết bỏ hạt hoặc 2- 4 gam bột.
Đối tượng nào không được dùng bồ kết
Trong bồ kết có tính độc nên đối với các phụ nữ đang mang thai tuyệt đối không nên sử dụng bồ kết đồng thời chúng có thêm chất tẩy rửa, tính acid nhẹ có thể gây hưng phấn tử cung, sinh non, sảy thai, con sinh ra có thể bị dị tật.
Trường hợp bệnh nhân có tỳ vị yếu cũng không nên dùng bổ kết để tránh bị trướng bụng, tức bụng, ăn uống không tiêu, rối loạn tiêu hóa, làm mất ngủ….
Bên cạnh đó những người mắc các bệnh về đường tiêu hóa, dạ dày, tá tràng cũng không nên sư dụng sẽ khiến cho tình trạng bệnh nặng thêm. Trước khi sử dụng bồ kết để chữa bệnh cần có sử chỉ định của các lương y đảm bảo tốt nhất cho con người.
Nguồn: Sieuthithuocviet.edu.vn