Ngâu là cây công trình phổ biến và thường được trồng để trang trí sân vườn. Cây ngâu thường được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh tại nhà. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về các công dụng dược liệu của cây ngâu trong bài viết dưới đây.
- Cây Dứa được sử dụng để chữa trị các bệnh gì?
- Tác dụng tuyệt vời của khoai lang đối với sức khỏe con người
- Ngạc nhiên về những lợi ích sức khỏe của rong nho
1. Đặc điểm sinh học của cây ngâu
2. Thành phần hóa học và công dụng của cây ngâu đối với sức khỏe
Ban truyền thông Cao đẳng Y Dược TPHCM cập nhật chia sẻ dược liệu cây ngâu:
2.1. Thành phần hóa học
Lá cây ngâu chứa tinh dầu với các thành phần chính như hendecan, linalol và nhiều hợp chất khác như rocaglamid, rocaglaol, aglaiastatin A, B, C, α-humulen, β-caryophyllen và caryophyllenon I.
2.2. Công dụng cây ngâu đối với sức khỏe
Theo Y học cổ truyền: Hoa ngâu có tính bình, vị ngọt kèm chút cay, giúp giải uất và hành khí, thường dùng để chữa đầy bụng, khó tiêu, đau nhói ngực. Cành lá ngâu có tính hơi ôn, công dụng giảm đau, tiêu thũng, tán ứ, hoạt huyết, chữa sốt rét, long đờm, hen suyễn, hoặc dùng để tắm trị ghẻ ngứa và mụn nhọt. Rễ và quả tươi có tác dụng gây nôn để chữa ngộ độc. Cây ngâu thường được dùng để sắc nước thuốc, hãm trà, hoặc làm cao dược liệu dùng ngoài da. Liều uống không nên vượt quá 30g/ngày.
Theo Y học hiện đại: Nghiên cứu công bố trên tạp chí Natural Product Research cho thấy hợp chất rocaglamide từ cây ngâu có hoạt tính gây độc tế bào in vitro trong ung thư gan HepG2. Kết quả này mở ra triển vọng về khả năng kháng ung thư của hợp chất này.
3. Bài thuốc chữa bệnh sử dụng dược liệu từ cây ngâu
Dược sĩ, giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM chia sẻ một số bài thuốc gồm:
Hạ sốt: Sắc 16g mỗi loại mã đề, quả dành dành, và lá ngâu để làm thành một thang thuốc uống.
Gây nôn chữa ngộ độc thực phẩm:
Cách 1: Giã nát 20g lá ngâu tươi và vắt lấy nước uống.
Cách 2: Sắc 30g lá ngâu để lấy nước uống. Sau khi nôn hết thực phẩm gây ngộ độc, nên ăn cháo đậu xanh và đến cơ sở y tế nếu triệu chứng nặng.
Chữa bế kinh: Trộn 10g hoa ngâu với 50ml rượu trắng, thêm chút nước, hấp cách thủy cho hoa chín. Uống nước này trước khi ngủ, thực hiện 5 ngày trước kỳ kinh.
Chữa hen suyễn: Hãm 15g hoa ngâu trong 1 lít nước sôi khoảng 30 phút và uống thay nước.
Chữa đau nhức xương khớp: Rửa sạch 20g dây đau xương, 30g cành lá ngâu, 10g cốt toái bổ, và 10g ké đầu ngựa.Sắc với 700ml nước đến khi còn 200ml, chia làm 3 lần uống trong 10 ngày.
Giải rượu: Hãm 10g hoa sắn dây và 10g hoa ngâu trong 150ml nước sôi khoảng 30 phút, rồi uống nước này.
Chữa sưng, bầm tím do chấn thương:
Cách 1: Nấu 50g hoa ngâu và 50g lá ngâu với 700ml nước để cô đặc thành cao. Dùng miếng gạc thấm cao này đắp lên vùng sưng hay bầm tím 2 lần/ngày, mỗi lần 2 giờ.
Cách 2: Rửa sạch và giã nhuyễn 1 nắm nhỏ mỗi loại lá dâm bụt, lá xuyên tâm liên, và lá ngâu tươi. Đắp hỗn hợp lên vết sưng, cố định bằng băng gạc trong 2 giờ và thực hiện 2 lần/ngày.
Chữa cao huyết áp: Hãm 30g hoa cúc và 10g hoa ngâu trong nước sôi khoảng 15 phút, uống 3 lần/ngày trong 15 ngày.
4. Lưu ý khi sử dụng cây ngâu để chữa bệnh
Dù cây ngâu có nhiều tính dược lý, vẫn chưa có nghiên cứu khoa học chứng minh sự an toàn của nó đối với thai kỳ. Do đó, phụ nữ mang thai không nên sử dụng bất kỳ phần nào của cây ngâu để chữa bệnh.
Người mắc bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn quả ngâu hàng ngày để không ảnh hưởng đến việc kiểm soát chỉ số đường huyết.
Chỉ sử dụng cây ngâu ta làm dược liệu; không dùng các giống ngâu ngoại lai cùng họ. Cần phân biệt chính xác loại cây để tránh sử dụng sai dược liệu.
Các bài thuốc từ cây ngâu được tổng hợp từ nguồn dân gian truyền miệng. Nếu có ý định chữa bệnh bằng thảo dược này, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được thăm khám và tư vấn đúng cách.
Nguồn: sieuthithuocviet