844 lượt xem

Chăm sóc bệnh nhân sau đại phẫu hệ tiêu hóa

Đại phẫu hệ tiêu hóa là những phẫu thuật lớn đường tiêu hóa thường liên quan tới đường mổ mở trên bụng, gây mê… Ổ bụng là một khoang chứa nhiều cơ quan, phẫu thuật tại một cơ quan dễ gây ảnh hưởng tới các cơ quan khác.

Chăm sóc bệnh nhân sau đại phẫu hệ tiêu hóa

Chăm sóc sau mổ những giờ đầu

Bệnh nhân đại phẫu đường tiêu hóa thường áp dụng phương thức vô cảm là gây mê toàn bộ, sau mổ bệnh nhân có giai đoạn thoát mê được chăm sóc tại phòng hồi sức sau mổ. Giai đoạn này rất quan trọng và cần tập trung ưu tiên đánh giá các chức năng căn bản: Hô hấp, tuần hoàn, thần kinh, tiết niệu, vết thương.

Về chăm sóc hô hấp, các vấn đề hô hấp có thể gặp phải trên bệnh nhân sau đại phẫu đường tiêu hóa như: Tắc nghẽn đường thở ( do tụt lưỡi, co thắt khí phế quản, phù thanh quản), thiếu oxy, xẹp phổi, phù phổi, sặc dịch dạ dày – trào ngược, co thắt phế quản, giảm nhịp thở… Để phòng các biến chứng này các can thiệp điều dưỡng được đưa ra gồm có: Đặt tư thế bệnh nhân đúng, liệu pháp oxy hiệu quả, hút đờm dãi, hướng dẫn thở sâu và ho, thực hiện y lệnh chính xác.

Về chăm sóc tim mạch, các vấn đề tim mạch gặp phải trên bệnh nhân sau đại phẫu đường tiêu hóa gồm có: Hạ huyết áp, tăng huyết áp, mạch nhanh, loạn nhịp… những nguy cơ này cần đặc biệt chú ý trên các đối tượng người bệnh tim mạch, người già, người suy kiệt nặng. Để đề phòng các biến chứng này các can thiệp điều dưỡng đưa ra gồm có: Theo dõi dấu hiệu sinh tồn (DHST) 15 phút/ lần hoặc thường xuyên hơn tùy vào tình trạng bệnh nhân ( tối ưu nhất là theo dõi liên tục dựa vào mornitoring); theo dõi màu da, thân nhiệt, mức độ tỉnh táo; Thực hiện y lệnh về oxy, bù dịch, thuốc điều chỉnh huyết áp, nhịp tim.

Chăm sóc sau mổ những giờ đầu
Chăm sóc sau mổ những giờ đầu

Về chăm sóc thần kinh, các vấn đề thường gặp trên bệnh nhân sau đại phẫu đường tiêu hóa gồm có: Giảm khả năng cảm nhận nhất thời sau gây mê, giảm khả năng giao tiếp có lời, kích thích thần kinh… Điều dưỡng chăm sóc cần chú ý đảm bảo oxy cung cấp vì thiếu oxy là nguyên nhân phổ biến nhất, bảo vệ an toàn cho người bệnh, theo dõi quá trình hồi tỉnh của bệnh nhân. Chú ý các biến chứng hạ thân nhiệt, nôn và buồn nôn cũng thường gặp và gây nguy hiểm nếu không được phát hiện kịp thời

Về chăm sóc tiết niệu, việc đánh giá lượng nước tiểu bài tiết sau phẫu thuật rất quan trọng. Nên để tiện cho theo dõi và phục vụ những mục đích khác, bệnh nhân được đặt thông tiểu dẫn lưu liên tục. Điều dưỡng đánh giá về số lượng, tính chất để phát hiện sớm bất thường nếu có.

Chăm sóc vết thương, mối quan tâm hàng đầu là tình trạng chảy máu sau mổ được phát hiện qua máu thấm băng vết mổ, dịch dẫn lưu vết mổ, da niêm mạc, huyết áp, nhịp tim…

Chăm sóc bệnh nhân sau đại phẫu tiêu hóa những ngày tiếp theo

Theo chia sẻ tại chuyên mục tin y dược thì đa số các bệnh nhân sau mổ, hồi sức tốt sẽ được chuyển về bệnh phòng để tiếp tục chăm sóc. Ở những ngày tiếp theo các nguy cơ trên bệnh nhân gồm có: xẹp phổi, viêm phổi, các vấn đề về tim mạch, tiết niệu, tiêu hóa…

Xẹp phổi và viêm phổi là 2 biến chứng thường gặp nhất trên bệnh nhân sau mổ lớn đường tiêu hóa và mổ tim. Để phòng biến chứng này điều dưỡng cần chú ý đảm bảo đường thở thông thoáng, hướng dẫn bệnh nhân thở hiệu quả, cách bảo vệ vết mổ khi ho, tư thế nằm đầu cao sẽ hỗ trợ tốt hơn…

Các nguy cơ về tim mạch trên bệnh nhân sau đại phẫu hệ tiêu hóa có thể gặp là tình trạng mất cân bằng dịch – điện giải, tắc tĩnh mạch sâu do hạn chế vận động đặc biệt trên người già, người béo, người liệt… Các bài tập chân tay tại giường phù hợp với yêu cầu hạn chế đi lại động vào vết mổ và giúp cải thiện đáng kể vấn đề tuần hoàn, tắc tĩnh mạch sâu. Ngoài ra đeo tất, dùng máy tạo áp lực luân hồi cũng được áp dụng.

Chăm sóc bệnh nhân sau đại phẫu tiêu hóa những ngày tiếp theoChăm sóc bệnh nhân sau đại phẫu tiêu hóa những ngày tiếp theo

Sau mổ bệnh nhân có thể gặp thiểu niệu hoặc vô niệu trong 24h đầu, một số gặp rối loạn về bí đái do co thắt sau gây mê. Với thiểu niệu và vô niệu cần chú ý theo dõi nếu tình trạng quá 24h cần báo bác sĩ, với bí đái có thể chườm ấm vùng chậu hông giúp BN tiểu được hoặc đặt thông tiểu.

Về tiêu hóa, nôn và buồn nôn có thể gây ra bởi thuốc mê, nhu động ruột giảm hoặc mất (liệt ruột), nấc do kích thích thần kinh phế vị. Sau mổ nên cho bệnh nhân ăn lại khi có nhu động ruột (nghe hoặc chờ trung tiện), bệnh nhân chưa có trung tiện thì nuôi dưỡng đường tĩnh mạch và xử trí sớm nếu có liệt ruột. Vận động nhẹ nhàng giúp sớm có nhu động ruột trở lại.

Chăm sóc vết mổ và da quanh vết mổ cần đảm bảo vô khuẩn, theo dõi vết thương dẫn lưu hàng ngày khi thay băng để phát hiện sớm dấu hiệu bất thường. Thời gian cắt chỉ vết thương phụ thuộc vào sự lành thương. Khi vết thương chưa lành ổn định cần chú ý giữ gìn tránh gây áp lực lớn lên vết thương có thể gây bục, các động tác như rặn, ho, cúi gập, với cao … cần hạn chế.

Nguồn sieuthithuocviet.edu.vn


Deprecated: Function WP_Query được gọi với một tham số đã bị loại bỏ kể từ phiên bản 3.1.0! Hãy sử dụng ignore_sticky_posts thay cho caller_get_posts (sẽ sớm bị loại bỏ) in /home/thuocviet/domains/sieuthithuocviet.edu.vn/public_html/wp-includes/functions.php on line 5697

Bài viết cùng chuyên mục: