1053 lượt xem

Cơ chế phát sinh bệnh viêm não nhật bản

Cơ chế phát sinh bệnh viêm não nhật bản là gì?

Viêm não nhật bản là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây truyền theo đường máu, do virus viêm não Nhật bản B gây ra. Bệnh có đặc điểm lâm sàng là hội chứng nhiễm trùng nhiễm độc toàn thân nặng cùng với sự phát triển của viêm não tủy nặng và tỷ lệ tử vong cao.

Cơ chế phát sinh bệnh viêm não nhật bảnCơ chế phát sinh bệnh viêm não nhật bản

Dịch tễ học

Mềm bệnh

Theo tin y tế tổng hợp, Virus viêm não nhật bản phát triển ở tế bào phôi gà và tổ chức nuôi cấy. Virus không chịu nhiệt, chúng bị bất hoạt ở 56 độ trong vòng 30 phút, ở 70 độ trong 10 phút, ở 100 độ trong 2 phút. Trong trạng thái đông lạnh, virus có thể tồn tại trong vài năm. Dưới tác dụng của axeton, cồn và ete, virus chết sau 3 ngày. Dung dịch Lysol 5% diệt virus trong 1 phút.

Một số động vật có mẫn cảm với virus viêm não Nhật bản là khỉ, chuột bạch và một số loài chuột đồng, một số loại muỗi và nhiều loài chim.

Nguồn bệnh

Chủ yếu là các loài chim hoang dã (diệc, liếu điếu) và gia súc (lợn, ngựa).

Viêm não Nhật Bản là bệnh có ổ dịch thiên nhiên ở khắp nơi. Petrixepva 1969 chia ra: Ổ dịch vùng đồng cỏ (thảo nguyên), ổ dịch vùng biển, ổ dịch vùng cận rừng núi và ổ dịch vùng rừng núi. Virút lưu hành trong các ổ dịch thiên nhiên ở các loài thú và chim. Ở Việt Nam, virút đã được phân lập được từ chim Liếu điếu.

Đường lây

Là đường máu, qua trung gian truyền bệnh là muỗi Culex.

Trong thiên nhiên, virút được truyền từ các vật chủ với nhau và sang người nhờ muỗi giống Culex (các chủng C. tritaeniorhynchus, C.pipiens, C. bitaeniorhynchus) là chủ yếu, ngoài ra còn có thể cả giống Aedes (chủng A. togoi, A. japonicus), có tài liệu nói cả đến Anopheles maculipennis cũng có khả năng truyền bệnh.

Viêm não nhật bản lây từ đâuViêm não nhật bản lây từ đâu?

Ở Việt Nam, muỗi Culex tritaeniorhynchus sinh sản mạnh vào mùa hè (nhất là từ tháng 3 đến tháng 7), hoạt động mạnh vào buổi chập tối; có mật độ cao ở vùng đồng bằng và trung du. Nó là trung gian truyền bệnh viêm não Nhật Bản chủ yếu ở nước ta.

Cơ thể cảm thụ, tính chất miễn dịch

Sức thụ bệnh cao với trẻ em dưới 10 tuổi. Ở người lớn, tỷ lệ có kháng thể cao nên ít mắc bệnh hơn.

Tỷ lệ mắc bệnh viêm não Nhật Bản ở vùng đồng bằng cao hơn vùng rừng núi, ở nông thôn cao hơn thành phố.

Sau khi bị bệnh để lại miễn dịch chắc chắn và vững bền.

Cơ chế bệnh sinh và mô bệnh học.

Cơ chế bệnh sinh

Quá trình bệnh viêm não Nhật Bản phụ thuộc vào các yếu tố của vật chủ cảm nhiễm và tác nhân gây bệnh là virút.

Cơ chế phát sinh bệnh viêm não nhật bản
Cơ chế phát sinh bệnh viêm não nhật bản cần lưu ý

Virút được muỗi truyền vào máu, phát triển ở trong máu và đi khắp cơ thể. Nhờ hướng tính thần kinh, virút xâm nhập vào các tế bào thần kinh, sinh sản và phát triển nhanh ở đó. Sau khi đã đạt được mật độ cao ở các tế bào thần kinh, virút lại từ đó xâm nhập lần thứ 2 vào máu. Khi virút xâm nhập đến hệ thần kinh trung ương, chúng có khả năng nhân lên ở các neuron, gây nên các phản ứng viêm ở não. Sự sản sinh kháng thể tại chỗ chống lại virút ở hệ thần kinh trung ương cũng như miễn dịch tế bào sẽ thúc đẩy các triệu chứng thần kinh xuất hiện .

Mô bệnh học

Sự biến đổi bệnh lý rõ rệt nhất ở hệ thống thần kinh. Trên kính hiển vi, người ta có thể thấy phù nề màng não và tổ chức não, các động mạch và tĩnh mạch não dãn rộng và ứ máu, xuất huyết đốm nhỏ ở tổ chức não và màng mềm. Ngoài phù nề và xuất huyết đốm ra còn thấy thâm nhiễm quanh các huyết quản của tổ chức não, tủy sống, tạo nên các ổ viêm quanh huyết quản, các ổ quá sản tế bào thần kinh đệm, các ổ hoại tử và nhũn não nhỏ, nặng nhất ở vùng đồi thị, thể vân và sừng amon.

Trong các cơ quan nội tạng khác đều có ứ máu, xuất huyết ở niêm mạc và thanh mạc. Thoái hoá tổ chức cơ tim, gan, thận và phát sinh viêm phổi ổ.

Theo sieuthithuocviet.edu.vn –  Bùi Huỳnh – GV Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur


Deprecated: Function WP_Query được gọi với một tham số đã bị loại bỏ kể từ phiên bản 3.1.0! Hãy sử dụng ignore_sticky_posts thay cho caller_get_posts (sẽ sớm bị loại bỏ) in /home/thuocviet/domains/sieuthithuocviet.edu.vn/public_html/wp-includes/functions.php on line 5697

Bài viết cùng chuyên mục: