1450 lượt xem

Có nên điều trị mất ngủ bằng thuốc an thần gây ngủ?

Nguyên tắc đầu tiên khi điều trị mất ngủ là hãy thử dùng các biện pháp về hành vi và thư giãn, chỉ bắt đầu sử dụng thuốc khi thực sự cần thiết.

Có nên điều trị mất ngủ bằng thuốc an thần gây ngủ?Có nên điều trị mất ngủ bằng thuốc an thần gây ngủ?

Theo nguồn tin Y dược tổng hợp, ngày nay nhóm thuốc an thần gây ngủ và chống lo âu đang trở thành một trong những loại thuốc được chỉ định dùng rộng rãi nhất cho các trường hợp mất ngủ. Đặc biệt phổ biến là benzodiazepine với chỉ định điều trị các triệu chứng mất ngủ và lo âu.

Các nguyên tắc sử dụng thuốc

Mất ngủ có nhiều nguyên nhân khác nhau từ các rối loạn cơ bản về nội khoa cho đến các rối loạn sức khỏe tâm thần (ví dụ trầm cảm). Nguyên tắc đầu tiên khi điều trị mất ngủ là hãy thử dùng các biện pháp về hành vi và thư giãn, chỉ bắt đầu sử dụng thuốc khi thực sự cần thiết.

Lo âu có thể là một bộ phận của phức hợp triệu chứng gặp ở trầm cảm nặng, rối loạn, hoảng loạn, nhiễm độc thuốc hoặc hội chứng cắt thuốc và rối loạn chuyển hóa. Các nguyên nhân cơ bản đó đòi hỏi phải có điều trị đặc hiệu. Theo bác sĩ Nguyễn Anh Tú (Giảng viên Cao đẳng Y Dược TP.HCMTrường Cao đẳng Y Dược Pasteur), chỉ nên dùng ngắn hạn thuốc an thần gây ngủ để chữa trị các trường hợp gây lo âu tạm thời. Nói chung đối với những lo âu mạn tính không đặc hiệu thì dùng thuốc không thể cải thiện được các triệu chứng của bệnh một cách lâu dài.

Phụ thuộc thuốc thực thể phát sinh khi dùng thuốc tân dược thường xuyên đều đặn. Ngừng thuốc đột ngột ở trường hợp đã điều trị lâu dài với liều thường dùng có thể dẫn đến hội chứng cắt thuốc bao gồm kích động hung dữ, kích thích, mất ngủ, run rẩy, đau đầu, rối loạn tiêu hóa và rối loạn nhận cảm. Ngừng barbiturat hoặc liều cao benzodiazepine có thể gây co giật và mê sảng.

Các nguyên tắc sử dụng thuốcCác nguyên tắc sử dụng thuốc an thần

Phụ thuộc benzodiazepine có thể xuất hiện sau 4 tuần điều trị. Hội chứng cắt thuốc bắt đầu từ 1 đến 10 ngày sau khi ngừng thuốc và có thể kéo dài nhiều tuần. Xác suất và cường độ của tác dụng cắt thuốc. Nhiều nhất và nhanh nhất là khi dùng thuốc tác dụng ngắn. Với các thuốc tác dụng trung bình thì nên giảm dần liều xuống 5 – 10% mỗi tuần. Bệnh nhân dùng thuốc tác dụng dài có thể giảm liều nhanh hơn.

Một số nhóm thuốc cụ thể

1. Benzodiazepine

Benzodiazepine thường được chỉ định như là thuốc nhóm thần kinh chống lo âu, an thần gây ngủ cũng như giãn cơ chống co giật. Về cơ bản, benzodiazepine tương đối an toàn khi dùng phối hợp với hầu hết các thuốc và ở bệnh nhân có nhiều bệnh nội khoa. Nói chung benzodiazepine không gây tử vong khi dùng đơn độc quá liều. Nên sử dụng ngắn ngày vì thuốc gây dung nạp và phụ thuộc thuốc và có tiềm năng lạm dụng rất lớn.

2. Buspirone

“Buspirone là một chất giảm lo âu có ít tác dụng phụ. Có rối loạn tâm thần vận động nhẹ hoặc tương tác với ethanol, không có hiện tượng dung nạp thuốc hoặc hội chứng cắt thuốc. Liều khởi đầu thường dùng là 5mg, uống 3 lần mỗi ngày, chỉnh liều đến 10 mg ba lần mỗi ngày khi cần thiết. Để phát huy tác dụng giảm lo âu, cần phải dùng dài hạn. Buspirone không có tác dụng an thần và gây ngủ.” – Theo bác sĩ Nguyễn Anh Tú (Giảng viên Cao đẳng Y Dược TP.HCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur) cho biết.

Các nguyên tắc sử dụng thuốc an thần là gì?Các nguyên tắc sử dụng thuốc an thần là gì?

4. Barbiturate

Barbiturate có chỉ định điều trị hẹp. Thường barbiturate sẽ được chỉ định kết hợp cùng nhóm benzodiazepine an toàn hơn trong điều trị lo âu và mất ngủ. Đào thải do chuyển hóa và bài trừ qua gan và thận và cần sử dụng thận trọng ở bệnh nhân có rối loạn chức năng gan và thận.

5. Chloralhydrate

Chloralhydrate là một thuốc gây ngủ có hiệu quả nhanh mà ít gây kích thích hoặc có dư vị khó chịu,  đào thải do chuyển hóa ở gan và bài trừ qua thận. Nên tránh dùng ở bệnh nhân có bệnh gan thận hoặc bệnh tim. Tác dụng phụ thường gặp là kích thích dạ dày và phản ứng ngoài da. Liều độc vừa gây ức chế hệ thần kinh trung ương và hô hấp. Hiện tượng dung nạp, nghiện và hội chứng cắt thuốc có thể xuất hiện khi uống lâu dài. Đã có báo cáo ghi nhận tử vong do tương tác với ethanol và làm tăng ngắn hạn tác dụng của warfarin. Liều gây ngủ thường dùng là 0,5 – 1 g uống theo giờ vừa đủ.

6. Một số thuốc khác

Một số chất kháng histamine cũng có tác dụng an thần tuy nhiên hiếm khi người ta sử dụng kháng histamine nhằm mục đích an thần gây ngủ.

Nguồn: sieuthithuocviet.edu.vn (Nguyễn Anh Tú – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur)


Notice: Trying to access array offset on value of type bool in /home/thuocviet/domains/sieuthithuocviet.edu.vn/public_html/wp-content/themes/flatsome/inc/shortcodes/share_follow.php on line 23

Deprecated: Function WP_Query được gọi với một tham số đã bị loại bỏ kể từ phiên bản 3.1.0! Hãy sử dụng ignore_sticky_posts thay cho caller_get_posts (sẽ sớm bị loại bỏ) in /home/thuocviet/domains/sieuthithuocviet.edu.vn/public_html/wp-includes/functions.php on line 5697

Bài viết cùng chuyên mục: