2053 lượt xem

Có nên dùng thuốc hạ huyết áp adalat cho cơn tăng huyết áp kịch phát?

Adalat là thuốc hạ huyết áp nhanh được dùng trong những trường hợp khẩn cấp – cơn tăng huyết áp kịch phát. Vậy nếu thường xuyên sử dụng thuốc hạ huyết áp adalat có nguy hiểm gì không?

Có nên dùng thuốc hạ huyết áp adalat cho cơn tăng huyết áp kịch phát?

Có nên dùng thuốc hạ huyết áp adalat cho cơn tăng huyết áp kịch phát?

Thuốc hạ huyết áp adalat có nên dùng cho cơn tăng huyết áp kịch phát

Huyết áp cao rất nguy hiểm, đặc biệt những cơn tăng huyết áp kịch có thể khiến người bệnh tử vong ngay lập tức vì nhồi máu cơ tim hay đột quỵ. Ngay khi huyết áp có dấu hiệu lên cao cần tiến hành những can thiệp y tế kịp thời, các loại thuốc hạ huyết áp không chỉ đưa huyết áp xuống thấp mà còn phải đưa huyết áp về trạng thái an toàn cho người bệnh.

Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, một số người bệnh cao huyết áp hay có thói quen khi thấy huyết áp tăng kịch phát là dùng thuốc adalat nhỏ 1 vài giọt dưới lưỡi, huyết áp có thể hạ xuống nhanh chóng khiến người bệnh tưởng rằng thuốc tốt, những lần sau lại tiếp tục làm như vậy. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu đã chứng minh, đây là 1 hành động hoàn toàn sai lầm. Lý do là bởi loại thuốc này có ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến các cơ quan nội tạng, huyết áp cao có thể hạ xuống nhanh chóng nhưng không giúp cải thiện huyết áp dài hạn, đây không thể là biện pháp lâu dài. Mặt khác, nếu để huyết áp xuống ngưỡng quá thấp có thể dẫn đến những biến chứng như đột quỵ. Loại thuốc này cũng gây khó khăn cho quá trình chuẩn đoán và điều trị bệnh về lâu về dài.

Điều trị bệnh huyết áp cao cần có sự theo dõi chặt chẽ của các chuyên gia tim mạch, người bệnh tuyệt đối không nên tự hạ huyết áp cho mình bằng những loại thuốc tây có thể gây ra nhiều biến chứng như adalat. Nếu có sử dụng, phải tuyệt đối tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ.

Thuốc hạ huyết áp adalat có nên dùng cho cơn tăng huyết áp kịch phát

Thuốc hạ huyết áp adalat có nên dùng cho cơn tăng huyết áp kịch phát

Hướng xử trí đúng nhất với những cơn tăng huyết áp kịch phát

Giống như các loại thuốc tân Dược hạ huyết áp adalat, người bệnh cao huyết áp cũng không nên dùng những loại thuốc uống, đặt dưới lưỡi tác động nhanh, thay vào đó cần chuẩn bị:

  • Nicardipine (LOXEN 20mg): 1 viên, (khi huyết áp tâm trương lớn hơn 120 mmHg và huyết áp tâm thu lớn hơn 210mmHg), có thể uống tiếp 1 viên nữa sau 30 phút nếu huyết áp không hạ xuống 180/110 mmHg.
  • Captopril (LOPRIL 25 mg): 1/2 viên – 1 viên. Tuy nhiên nếu người bệnh có tiền sử hẹp động mạch hoặc đang bị suy thận thì không nên sử dụng loại thuốc này.
  • Ngoài ra có thể uống kết hợp Felodipine + Metoprolol (PLEDIL PLUS): 1 viên hoặc Lisinopril + Hypoclothiazid (ZESTORETIC 20 mg): 1 viên, Sau khi uống thuốc cần theo dõi huyết áp trong vòng 30 phút xem có thay đổi lạ gì không.
  • Ngay sau khi huyết áp ổn định lại, cần tìm đến bác sĩ để có phương pháp điều trị lâu dài.

Tác dụng phụ của thuốc adalat

Tác dụng phụ của thuốc adalat

Tác dụng phụ của thuốc adalat

Ở bệnh nhân bị bệnh mạch vành, nifedipine có thể gây đau thắt ngực, thậm chí nhồi máu cơ tim. Các biểu hiện này rất hiếm khi xảy ra, nhưng nếu xảy ra cần phải ngưng điều trị ngay. Nếu dùng các loại thuốc kháng sinh và thuốc adalat bị nhịp tim nhanh hoặc đánh trống ngực lúc bắt đầu điều trị trong đau thắt ngực ổn định, cần phải đánh giá lại liều lượng của thuốc chẹn bêta. Nhịp tim nhanh có thể xảy ra lúc đầu và giảm nếu dùng lâu ngày. Tác dụng ngoại ý thường xảy ra lúc mới dùng thuốc, đa số có liên quan đến việc giãn mạch ngoại biên, lành tính và biến mất khi ngưng điều trị. Thường xảy ra là: phù chân (lệ thuộc vào liều), đỏ ửng ở mặt có kèm theo nhức đầu hoặc không, bốc hỏa, nôn, đau bao tử, hạ nhẹ huyết áp. Hiếm gặp hơn: choáng váng có thể liên quan đến việc hạ huyết áp, suy nhược, dị ứng. Hiếm khi gặp trường hợp bị giãn nướu răng, sẽ thuyên giảm khi ngưng trị liệu.

Cũng như các thuốc gây giãn mạch khác, nifedipine có thể gây đau thắt ngực xảy đến khoảng 30 phút sau khi uống thuốc, điều này đòi hỏi phải ngưng điều trị. Rất hiếm khi gây tổn thương chức năng gan (ứ mật trong gan, tăng transaminase), hồi phục khi ngưng điều trị.

Nguồn: sieuthithuocviet.edu.vn


Deprecated: Function WP_Query được gọi với một tham số đã bị loại bỏ kể từ phiên bản 3.1.0! Hãy sử dụng ignore_sticky_posts thay cho caller_get_posts (sẽ sớm bị loại bỏ) in /home/thuocviet/domains/sieuthithuocviet.edu.vn/public_html/wp-includes/functions.php on line 5697

Bài viết cùng chuyên mục: