Comazil là thuốc được bào chế từ thảo dược, được sử dụng điều trị bệnh cảm cúm, cảm mạo phong hàn với các triệu chứng như nhức đầu, hắt hơi, sổ mũi, ho sốt, tắc mũi, rét run, đau nhức mình mẩy.
- Oxacillin thuốc điều trị nhiễm khuẩn và những lưu ý khi sử dụng
- Gabapentin thuốc điều trị đau thần kinh và những lưu ý khi sử dụng
- Ketoconazole: Công dụng, liều dùng và tác dụng phụ
1. Comazil là thuốc gì?
Comazil là thuốc điều trị cảm cúm
Chuyên mục Tin tức Y dược: Comazil là sản phẩm bảo vệ sức khoẻ được sản xuất từ các thành phần thảo dược thiên nhiên như Xuyên khung, Bạch chỉ, Quế nhục, Sinh khương, Hương phụ, Cam thảo bắc. Comazil có tác dụng phát tán phong hàn, phát hãn giải biểu chỉ thống do làm thông dương khí, lưu thông huyết mạch, giảm đau, giải nhiệt, hạ sốt dùng trong ngoại cảm phong hàn dẫn đến đau đầu, hành khí giải uất, ích khí dưỡng huyết, hòa giải, giãn cơ và dẫn các vị thuốc vào 12 kinh. Comazil được sử dụng điều trị bệnh cảm mạo phong hàn với các triệu chứng như hắt hơi, nhức đầu, sổ mũi, ho sốt, rét run, tắc mũi, đau nhức mình mẩy.
2. Dạng thuốc và hàm lượng của Comazil?
Comazil được sản xuất trên thị trường dưới dạng viên nang cứng với quy cách là hộp 10 vỉ x 10 viên nang cứng.
Trong mỗi viên Comazil chứa các thành phần chính là:
3. Comazil được sử dụng cho những trường hợp nào?
Comazil được sử dụng hỗ trợ điều trị trong các trường hợp sau:
- Phòng và điều trị các triệu chứng của bệnh cảm cúm do hàn như hắt hơi, nhức đầu, sổ mũi, ho.
4. Cách dùng – Liều lượng của Comazil?
Cách dùng: Comazil được dùng đường uống sau bữa ăn.
Liều dùng:
- Người lớn: Uống mỗi lần 3 viên, ngày 3 – 4 lần.
- Trẻ em: Uống mỗi lần 2 viên, ngày 3 – 4 lần.
Giảng viên Cao đẳng Dược lưu ý: tuỳ theo tuổi, mức độ tình trạng của người bệnh, cần dùng viên Comazil theo chỉ định của bác sĩ điều trị hoặc hướng dẫn của dược sĩ về liều dùng và thời gian sử dụng để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả tối ưu.
Cảm mạo phong hàn thường gặp vào mùa đông do thay đổi thời tiết
5. Cách xử lý nếu quên liều Comazil?
Nếu người bệnh quên một liều thuốc Comazil thì phải uống ngay một liều khi nhớ ra trong ngày đó. Không dùng liều gấp đôi. Nếu gần đến thời điểm uống của thuốc liều tiếp theo, người bệnh chỉ cần dùng liều tiếp theo vào đúng thời điểm trong kế hoạch điều trị.
6. Cách xử lý khi sử dụng quá liều Comazil?
Hiện chưa có dữ liệu báo cáo về người bệnh dùng quá Comazil. Tuy nhiên, nếu người bệnh có bất kỳ triệu chứng bất thường nào do dùng quá liều thuốc Comazil, cần ngừng thuốc ngay và đưa đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị triệu chứng.
7. Những chống chỉ định, lưu ý thận trọng khi sử dụng Comazil?
Comazil không dùng cho những trường hợp sau:
- Người có tiền sử dị ứng với Comazil hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.
- Phụ nữ có thai.
- Phụ nữ cho con bú.
- Người cao huyết áp.
- Người sốt cao, sốt xuất huyết.
Thận trọng lứu ý khi dùng Comazil cho những trường hợp sau:
- Lưu ý người bệnh nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của Comazil trước khi dùng.
- Lưu ý hiệu qủa của sản phẩm Comazil có thể khác nhau tùy theo cơ địa mỗi người. Người bệnh cần tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ điều trị hoặc dược sĩ để được tư vấn kỹ rõ hơn.
- Lưu ý sau mỗi liệu trình hỗ trợ điều trị với Comazil, cần được kiểm tra tình trạng bệnh tại các cơ sở chuyên khoa.
- Lưu ý thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng
- Lưu ý với phụ nữ có thai, chưa có dữ liệu lâm sàng nghiên cứu đầy đủ khi dùng Comazil cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Chống chỉ định sử dụng thuốc Comazil cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai.
- Lưu ý với phụ nữ cho con bú, chưa có dữ liệu lâm sàng chứng minh dùng Comazil gây hại cho trẻ bú sữa mẹ. Chống chỉ định sử dụng thuốc Comazil cho người mẹ đang cho con bú.
- Lưu ý với người đang lái xe tàu, người đang vận hành máy móc. Viên Comazil không gây ảnh hưởng và có thể sử dụng cho các đối tượng này.
Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng Comazil
8. Comazil có thể gây ra các tác dụng phụ nào?
Trên lâm sàng, hiện chưa có dữ liệu báo cáo về tác dụng phụ của Comazil. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng thuốc Comazil điều trị cảm cúm, người bệnh có bất kỳ triệu chứng bất thường nào do sử dụng Comazil, cần tham khảo ý kiến hướng dẫn của dược sĩ hoặc bác sĩ điều trị để xử trí kịp thời.
9. Comazil tương tác với các thuốc nào?
Hiện nay, chưa có dữ liệu báo cáo lâm sàng về tương tác thuốc Comazil khi dùng chung với các thuốc khác. Tuy nhiên, Comazil có thể xảy ra tương tác với các thuốc tân dược, thuốc dược liệu khác hay thực phẩm bảo vệ sức khoẻ. Tương tác thuốc xảy ra làm thay đổi hiệu lực điều trị của thuốc hoặc làm tác dụng phụ tiến triễn nặng hơn. Người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của Comazil trước khi dùng hoặc thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết những loại thuốc đang dùng, giúp sử dụng viên Comazil một cách an toàn và đạt hiệu quả tối ưu.
10. Bảo quản Comazil như thế nào?
Comazil được bảo quản theo các hướng dẫn của nhà sản xuất. Nhiệt độ bảo quản dưới 30°C, nơi khô thoáng, tránh ẩm, tránh ánh sáng để đảm bảo giữ chất lượng thuốc. Để bảo quản thuốc Comazil tránh xa tầm tay của trẻ nhỏ.
DSCK1. NGUYỄN HỒNG DIỄM – Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM
Nguồn tham khảo: http://www.mediplantex.com/vi/san-pham/17-thuoc-chua-cam-cum-comazil.html