1562 lượt xem

Công dụng và tác dụng của thuốc Debridat

Để đối phó với tình trạng rối loạn dạ dày nhiều người đã tìm đến Debridat như một người bạn đồng hành trong việc điều trị các bệnh đường ruột. Vậy Công dụng và tác dụng của thuốc như thế nào?

 

Công dụng và tác dụng của thuốc Debridat

Công dụng và tác dụng của thuốc Debridat

Debridat là thuốc gì?

Debridat được biết đến là một thuốc mới trong điều trị rối loạn dạ dày – ruột, thuộc nhóm thuốc đường tiêu hóa, còn có tên gọi khác là Primemametine; Trimesotex 100mg.

Thành phần chủ yếu có trong thuốc tân Dược Debridat là Trimebutine được bào chế dưới hai dạng chủ yếu là: viên nén Trimebutine maleate với hàm lượng 100mg; dung dịch uống có hàm lượng là 4,8 mg/ ml x 250 ml và dung dịch uống có hàm lượng 4,8mg/ ml x 125 ml. Mỗi hộp được đóng cẩn thận gồm 2 vỉ x 15 viên.

Thuốc Debridat có tác dụng chọn lọc hệ thần kinh, dạ dày-ruột (đám rối Meissener, Auerbach) rất cần thiết cho việc điều hoà nhu động dạ dày ruột. Chống co thắt các tác động trên cơ, điều chỉnh sự vận động của đường tiêu hóa và chất chủ vận enképhalinergique ở ngoại biên. Debridat điều trị các trường hợp táo bón tiêu chảy ở trẻ em, các hội chứng trào ngược dạ dày, ợ chua và giúp giảm tắt ruột sau khi bệnh nhân phẫu thuật.

Ngoài tác dụng trên, Debridat còn có tác dụng kích thích nhu động đẩy dạ dày – ruột, hoạt động này rất cần cho việc điều trị có hiệu quả các rối loạn khác như: hội chứng ruột dễ bị kích thích. Debridat không có tác động trên hệ chức năng ruột bình thường, và không có những tác động ngoại ý như giãn đồng tử và đổ mồ hôi.

Trong quá trình điều trị lâu dài, cũng như dùng cho trẻ em và người già, Tarabutine không hề tỏ ra có dấu hiệu bất thường hay xảy ra các triệu chứng phụ khác.

Chỉ định và chống chỉ định của thuốc Debridat

Thuốc kháng sinh Debridat được bác sĩ khuyến cáo dùng trong những trường hợp: bệnh nhân bị mắc các hội chứng trào ngược dạ dày – thực quản và khe thoát vị; loét dạ dày – tá tràng hoặc bị rối loạn dạ dày – ruột gây ra bởi loét dạ dày – tá tràng như: đau dạ dày, khó tiêu, buồn nôn và nôn. Bị mắc các triệu chứng do hội chứng kích thích ruột, tắc liệt ruột sau phẫu thuật, thúc đẩy hồi phục hoạt động của ruột sau phẫu thuật ổ bụng. Các trường hợp có thói quen buồn nôn hoặc táo bón, tiêu chảy.

Thuốc Debridat được chống chỉ định dùng trong những trường hợp: bệnh nhân quá mẫn cảm với thành phần nào của thuốc, bệnh nhân bị mắc Phénylcétone niệu.

Cách dùng và liều dùng thuốc Debridat

Cách dùng thuốc Debridat:

  • Để thuốc Debridat phát huy hết tác dụng của nó khi sử dụng, thì đối với thuốc dạng viên nén, bạn nên uống trước khi ăn.
  • Còn dạng dung dịch uống, bạn nên lắc chai thuốc trước khi đo liều. Bạn hãy sử dụng cốc, thìa hoặc ống đo liều để có thể lấy được lượng thuốc chính xác.

Liều dùng thuốc Debridat:

Đối với người lớn

  • Liều thông thường cho người lớn bị hội chứng ruột kích thích: Bạn nên uống với liều lượng từ 300 – 600 mg/ ngày, chia thành 3 liều theo chỉ dẫn của bác sĩ. Liều thông thường cho người lớn bị viêm dạ dày mạn tính: Bạn nên dùng với liều lượng là: 300 mg/ ngày và chia thành 3 liều theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Đối với trẻ em

  • Liều thông thường được khuyến cáo cho trẻ là 5 ml/ 5 kg mỗi ngày.
  • Đối với trẻ dưới 6 tháng: bạn nên cho trẻ uống 2,5 ml thuốc/ 2 lần/ ngày
  • Đối với trẻ từ 6 tháng – 1 tuổi: bạn nên cho trẻ uống 5 ml/ 2 lần/ ngày
  • Đối với trẻ từ 1 – 5 tuổi: bạn nên cho trẻ uống 5 ml/ ngày
  • Còn đối với trẻ trên 5 tuổi: bạn nên cho trẻ uống 10ml/ ngày

Tác dụng phụ của thuốc Debridat

Giảng viên Cao đẳng Dược cho biết, khi sử dụng thuốc Debridat bạn sẽ không tránh khỏi những tác dụng phụ không mong muốn do thuốc gây ra, nhưng với mức độ nặng nhẹ khác nhau tùy theo người.

Tác dụng phụ của thuốc Debridat

Tác dụng phụ của thuốc Debridat

Một số dấu hiệu của tác dụng phụ đó là: Rối loạn tiêu hóa, khô miệng ở mức độ 3,1%; buồn ngủ, mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu, cảm giác nóng lạnh ở mức độ 3,3% và nổi mẩn là 0,4%.

Ngoài những dấu hiệu trên, bệnh nhân vẫn có thể xuất hiện các dấu hiệu ít gặp như: hơi thở có mùi, buồn nôn, tiêu chảy, táo bón, lo âu, tiểu khó, phù và đau ở vú, gặp vấn đề nghe. Thông tin liên quan đến mùi hôi miệng tại địa chỉ

Khi xuất hiện những dấu hiệu trên bạn hãy tìm đến bác sĩ hoặc trung tâm y tế gần nhất để được tư vấn và điều trị kịp thời để tránh những tình trạng rủi ro, xấu nhất ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

Nguồn: sieuthithuocviet.edu.vn


Deprecated: Function WP_Query được gọi với một tham số đã bị loại bỏ kể từ phiên bản 3.1.0! Hãy sử dụng ignore_sticky_posts thay cho caller_get_posts (sẽ sớm bị loại bỏ) in /home/thuocviet/domains/sieuthithuocviet.edu.vn/public_html/wp-includes/functions.php on line 5697

Bài viết cùng chuyên mục: