• Trang chủ
  • Thuốc Mắt
  • Cùng Dược sĩ Pasteur tìm hiểu về bệnh viêm giác mạc và cách điều trị
1265 lượt xem

Cùng Dược sĩ Pasteur tìm hiểu về bệnh viêm giác mạc và cách điều trị

Bệnh viêm giác mạc là căn bệnh có thể để lại biến chứng nguy hiểm, vì thế ai cũng cần nắm được thông tin về căn bệnh này để sớm có hướng điều trị bệnh kịp thời.

Cùng Dược sĩ Pasteur tìm hiểu về bệnh viêm giác mạc và cách điều trị

Theo các Dược sĩ tư vấn tại các siêu thị thuốc Hà Nội, thực chất bệnh viêm giác mạc là tình trạng tổn thương viêm hoặc do nhiễm khuẩn bên trong giác mạc, chúng có thể để lại biến chứng nguy hiểm, thậm chí dẫn đến nguy cơ  bị mù lòa. Do đó ai cũng cần nắm được thông tin về căn bệnh này.

Những nguyên nhân gây bệnh viêm giác mạc

Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm giác mạc nhưng nguyên nhân phổ biến nhất là các bệnh nhiễm trùng, sau đó đến khô mắt, bất thường ở mí mắt, chấn thương, ảnh hưởng của các tác nhân vật lý, hóa học và các bệnh tiềm ẩn khác như viêm khớp dạng thấp hoặc hội chứng Sjogren (rối loạn hệ thống miễn dịch gây khô mắt và khô miệng). Một số trường hợp viêm giác mạc không rõ nguyên nhân. Theo đó, các virus thường gây viêm nhiễm giác mạc, bao gồm: Adenovirus (nguyên nhân phổ biến gây nhiễm trùng đường hô hấp trên), herpes gây bệnh thủy đậu hoặc zona…Tuy nhiên bệnh viêm giác mạc do vi khuẩn có xu hướng ít hơn so với virus. Viêm do ký sinh trùng, nấm,.. hiếm gặp ở các nước phát triển. Đối với loại này, sự tổn thương thường bắt đầu từ các lớp ngoài của giác mạc sau đó tấn công sâu vào lớp bên trong làm tăng nguy cơ suy giảm thị lực. Ngoài ra, các chấn thương ở phía trước của mắt, như sử dụng kính áp tròng, phẫu thuật lasik… cũng có thể dẫn đến viêm giác mạc.

Vì có khá nhiều nguyên nhân gây bệnh nên các nhà nghiên cứu đã phân loại bệnh viêm giác mạc theo vị trí, mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân gây bệnh. Cụ thể:

Theo vị trí

  • Viêm giác mạc nông (superficial keratitis): Chỉ viêm nhiễm trên bề mặt giác mạc (biểu mô)
  • Viêm giác mạc kẽ (interstitial keratitis): Ảnh hưởng đến các lớp sâu hơn của giác mạc (nhu mô)

Theo mức độ nghiêm trọng

Bao gồm viêm giác mạc thể nhẹ, trung bình và thể nặng, dựa vào tình trạng lây lan của viêm nhiễm đến các bộ phận khác trong mắt. Viêm giác mạc cũng được phân loại theo cấp tính và mạn tính, xảy ra 1 – 2 lần hoặc tái đi tái lại ở một hoặc cả hai mắt.

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm giác mạc

Theo nguyên nhân gây bệnh

Viêm giác mạc do nhiễm trùng, do chấn thương vật lý/hóa học, do khô mắt, do các bệnh ở mí mắt, do bụi phấn hoa hoặc độc tố của vi khuẩn trong nước mắt (viêm kết mạc do bệnh tự miễn).

Tùy theo từng nguyên nhân và thể bệnh viêm giác mạc mà các bác sĩ chuyên khoa hoặc các Dược sĩ tư vấn sẽ hướng dẫn người bệnh sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh mắt sao cho hiệu quả nhất.

Bệnh viêm giác mạc có thể để lại biến chứng bệnh nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm giác mạc có triệu chứng báo hiệu bệnh rất rõ ràng, theo đó hiện tượng mắt đỏ, đau mắt, chảy nước mắt và nhìn mờ là các triệu chứng thường gặp của bệnh viêm giác mạc. Cơn đau do viêm giác mạc có thể nhẹ hoặc nặng tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ viêm nhiễm. Các dấu hiệu khác của bệnh viêm giác mạc bao gồm:

  • Cộm mắt, giống như có cát bay vào trong mắt
  • Nhạy cảm với ánh sáng
  • Giác mạc có màu trắng đục (nếu viêm nhiễm lan rộng)
  • Khó mở to mi mắt

Theo đó, bệnh viêm giác mạc chỉ ảnh hưởng đến bề mặt giác mạc nên thường không để lại sẹo. Viêm giác mạc kẽ liên quan đến các lớp sâu và rộng hơn, nhiều khả năng để lại sẹo sau khi điều trị. Sẹo giác mạc gây cản trở tầm nhìn, đặc biệt nếu chúng xuất hiện ở vùng trung tâm của hình ảnh. Viêm giác mạc tiến triển nặng hơn có thể gây loét và dẫn đến thủng giác mạc – một tình trạng vô cùng nghiêm trọng khiến người bệnh phải đối diện với chỉ định ghép giác mạc. Tuy nhiên, ghép giác mạc không phải là vấn đề dễ dàng do phải có giác mạc của người hiến tặng, và quá trình thực hiện người bệnh có thể gặp phải một số rủi ro.

Bệnh viêm giác mạc có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm

Khi biết được nguyên nhân và triệu chứng của bệnh thì các bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng một số loại thuốc kháng sinh, thuốc nhỏ mắt hoặc sử dụng kết hợp cả đường uống và đường bôi. Trên thực tế, nếu bệnh viêm giác mạc được phát hiện sớm, đa số trường hợp viêm giác mạc do nhiễm trùng đều được chữa khỏi và không ảnh hưởng tới thị lực. Vì vậy, khi có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh viêm giác mạc, bạn nên đi khám ngay để được điều trị kịp thời.

Nguồn: Siêu thị thuốc Việt


Deprecated: Function WP_Query được gọi với một tham số đã bị loại bỏ kể từ phiên bản 3.1.0! Hãy sử dụng ignore_sticky_posts thay cho caller_get_posts (sẽ sớm bị loại bỏ) in /home/thuocviet/domains/sieuthithuocviet.edu.vn/public_html/wp-includes/functions.php on line 5697

Bài viết cùng chuyên mục: