3002 lượt xem

Đặc điểm và công dụng của các vị thuốc phát tán phong hàn trong đông Y

Quế chi thuộc nhóm thuốc phát tán phong hàn

Nhóm thuốc phát tán phòng hàn trong đông y có công dụng chữa bệnh cho con người vô cùng hiệu quả bằng cách gây ấm nóng cơ thể để đấy tác nhân gây bệnh ra ngoài.

Quế chi thuộc nhóm thuốc phát tán phong hàn
Quế chi thuộc nhóm thuốc phát tán phong hàn

Thuốc phát tán phong hàn là gì?

Trong Y học cổ truyền sử các thuốc phát tán phong hàn được sử dụng điều trị bệnh bằng cách làm nóng cơ thể bên ngoài để tiết ra mồ hôi nhẹ và đẩy các tác nhân gây bệnh ra ngoài. Đây là các vị thuốc đông  y giúp điều trị các triệu chứng như sổ mũi, ngạt mũi, hắt hơi, ho, cảm lạnh, đau họng…

Thuốc phát tán phong hàn có đặc điểm vị cay, tính ấm,  phần lớn qui kinh phế (liên quan đến phế chủ bì mao). Thuốc có công dụng: Giải biểu, phát hãn, phát tán phong hàn,thông kinh hoạt lạc, chỉ thống do làm thông dương khí.

Thuốc được sử dụng để điều trị các chứng sốt rét, sốt ít, sợ lạnh, đau đầu, đau mình mẩy, cảm mạo phong hàn, chảy nước mũi, ho hen do lạnh. Các vị thuốc phát tán phong hàn có đặc điểm công dụng như sau.

Thuốc phát tán phong hàn Quế chi

Là cành nhỏ của một số loài quế, thuốc có vị cay, tính ấm, ngọt. Quế chi có công dụng phát hãn giải cơ, thông dương, ôn kinh. Chủ yếu được sử dụng để điều trị các bệnh cảm mạo phong hàn ra mồ hôi hoặc không ra.

Vị thuốc phát tán phong hàn có tác dụng thông dương khí bị ứ trệ khiến cho phần nước trong cơ thể bị phù nề,  bị ngưng đọng. Hoặc được sử dụng cho khí huyết lưu thông kém, đàm ẩm. Đả thông kinh mạch được dùng điều trị phong hàn, thấp trệ dẫn đến đau nhức khớp xương;  Hoặc  phối hợp với phòng phong, bạch chỉ. Hành huyết giảm đau, ấm thận hành thủy.

Thuốc Ma hoàng

Sử dụng toàn bộ cây từ rễ đến lá để làm thuốc. Cây có vị đắng, tính ấm, cay.

Ma hoàng có công dụng tuyên phệ, bình suyễn,  lợi thủy, phát hãn, tiêu thũng. Được sử dụng chỉ trị khi cảm hàn, sốt kèm rét run, đau đầu, ngạt mũi. Đồng thời làm thông khí phế, bình suyễn được dùng khi cảm mạo phong hàn kèm ho, suyễn.

Chú ý: rễ ma hoàng có vị ngọt, tính bình không độc giúp chỉ hãn ngừng ra mồ hôi rất tốt cho phụ nữ sau sinh. Đồng thời còn có khả năng hạ huyết áp cao.

Vị thuốc gừng tươi (sinh khương)

Gừng có vị cay, tính ấm có công dụng tán hàn giải biểu, chỉ ho, giải độc, ôn trung cầm nôn. Gừng là vị thuốc đông y được sử dụng để chữa cảm mạo do phong hàn  gây ra. Làm ấm dạ dày, hết nôn lợm dùng khi bị lanh, đầy bụng, chướng bụng, đau bụng, ăn không tiêu sử dụng rất tốt cho phụ nữ sau sinh bị cảm lạnh.

Gừng có tác dụng hóa đờm, hết h ô, chữa ho bằng cách độc vị hoặc phối hợp với các vị như hạnh nhân, tô tử. Gừng có tác dụng lợi tiểu, giải độc, làm giảm độc tish của các vị thuốc bán hạ, nam tinh, phụ tử, giải độc dị ứng. Giảm các mùi tanh của thực phẩm…

Vị thuốc Kinh giới

Cây kinh giới sử dụng lá tươi,  khô, ngọn có hoa để chữa bệnh. Kinh giới có vị cay tính ấm.

Kinh giới thuộc nhóm thuốc phát tán phong hàn giúp giải cảm làm ra mồ hôi bằng cách kết hợp với tía tô, bạch chỉ, chữa ngoại cảm phong nhiệt với ngưu bàng tử, bạc hà, liên kiều, cúc hoa.

Đồng thời kinh giới giúp giải độc, trị dị ứng, mẩn ngứa, khứ ứ chỉ huyết, phụ nữ có kinh bị cảm mạo dùng kinh giới để uống cũng rất tốt. Khứ phong chỉ kinh, được sử dụng khi trúng phong cấm khẩu, giúp lợi đại tiểu tiện.

Kinh giới giúp chữa phong hàn hiệu quả
Kinh giới giúp chữa phong hàn hiệu quả

Vị thuốc đông Y Tía tô

Tía tô sử dụng được cả lá, cành, hạt để chữa bệnh, cây có vị cay tính ấm. Đây là vị thuốc đông y được sử dụng để chữa cảm mạo phong hàn có tác dụng làm  ra mồ hôi bằng cách phối hợp với các thuốc khác như hương phụ, trần bì, cam thảo, tía tô. Điều trị  kiện vị, chỉ nôn dùng khi khi tỳ vị bị ứ trệ, ăn không tiêu, buồn nôn, đầy trướng. Khứ đàm chỉ ho, hành khí an thai dùng khi can khí bị uất kết gây động thai bằng cách chư ma căn, tô ngạch, ngải diệp.

Vị thuốc Thông bạch

Có thể sử dụng toàn cây để chữa bệnh, có vị cay, tính ấm. Thông Bạch có tác dụng chữa cảm mạo phong hàn, làm ra mồ hôi, kiện vị giảm đau, lợi tiểu, chống viêm.

Rễ của cây Bạch chỉ

Rễ cây có vị cay, tính ấm có công dụng phát tán phong hàn,chỉ thống, tiêu viêm. Rễ cây Bạch chỉ được sử dụng để chữa cảm mạo phong hàn, đau đầu,  đau nhức vùng xương lông mày, hốc mắt, chảy nước mũi. Được sử dụng phối hợp với bạch chỉ, địa liền, xuyên khung, …vị thuốc đông y này giúp trừ phong giảm đau, giải độc tiêu viêm, mụn nhọt,viem tuyến vú, hành huyết điều kinh.

Vị thuốc đông y Tế tân

Sử dụng được cả rễ và cây Hán thành tế tân và cây Bắc tế tân. Có Vị cay, tính ấm với công dụng phát tán phong hàn, thông kinh hoạt lạc, khứ ứ chỉ ho. Tế tân dùng để điều trị các chứng cảm mạo phong hàn, tắc mũi, đau đầu viêm xoang. Khứ phong giảm đau giúp chữa các chứng  đau đầu, đau răng, đau nhức khớp xương, đau dây thần kinh do lạnh. Đồng thời chữa ho, suyễn, đờm nhiều, khó thở. Chữa lở mồm, lở lưỡi, đau răng, hôi miệng. Các vị thuốc phát tán phong hàn được sử dụng rộng rãi để chữa các chứng bệnh cảm mạo, đau đầu.. . rất tốt cho con người.

Nguồn: Sieuthithuocviet.edu.vn


Deprecated: Function WP_Query được gọi với một tham số đã bị loại bỏ kể từ phiên bản 3.1.0! Hãy sử dụng ignore_sticky_posts thay cho caller_get_posts (sẽ sớm bị loại bỏ) in /home/thuocviet/domains/sieuthithuocviet.edu.vn/public_html/wp-includes/functions.php on line 5697

Bài viết cùng chuyên mục: