Theo nghiên cứu thuốc Rifampicin là thuốc đặc trị lao nhưng thường được người dân gọi nôm na là “thuốc đỏ” vậy sử dụng thuốc Rifampicin ra sao cho hiệu quả?
Tác dụng của thuốc Rifampicin
Thuốc Rifampicin điều trị tất cả các thể lao bao gồm cả lao màng não, thường phải phối hợp với các thuốc trị lao khác như isoniazid, pyrazinamid, ethambutol, streptomycin để phòng trực khuẩn đột biến kháng thuốc.
Ðiều trị phong: Ðối với nhóm phong ít vi khuẩn, theo phác đồ kết hợp 2 thuốc, phải phối hợp rifampicin với thuốc trị phong dapson. Ðối với nhóm phong nhiều vi khuẩn, theo phác đồ 3 thuốc, phối hợp rifampicin với dapson và clofazimin.
Rifampicin là thuốc tân dược có rất nhiều tên biệt dược như rimactan, tubocin, rifadin, eremfat; lyrimpin, meyerifa… Dạng bào chế cũng có cả dạng hỗn dịch uống, viên nang 150mg hoặc 300mg, thuốc mỡ bôi da, viên nén bao phim.
Cách sử dụng thuốc Rifampicin như thế nào cho hiệu quả
- Thuốc Rifampicin điều trị bệnh lao như sau:
Phải phối hợp với các thuốc trị lao khác như isoniazid, streptomycin, ethambutol… theo phác đồ ở chuyên luận pyrazinamid. Liều dùng cho người lớn và trẻ em: 10 mg/kg, tối đa 600 mg, ngày 1 lần hoặc 2 – 3 lần/tuần.
- Thuốc Rifampicin điều trị bệnh phong:
Phải phối hợp với các thuốc điều trị phong khác như dapson và clofazimin. Với nhóm người bệnh nhiều vi khuẩn: Dùng liên tục 24 tháng theo phác đồ sau:
Từ 0 – 5 tuổi, rifampicin 150 – 300 mg 1 lần/tháng và clofazimin 100 mg 1 lần/tháng hoặc 100 mg/tuần, 1 lần/tuần và dapson 25 mg 1 lần/ngày; Từ 6 – 14 tuổi, rifampicin 300 – 450 mg 1 lần/tháng và clofazimin 150 – 200 mg, 1 lần/tháng hoặc 150 mg/tuần, 1 lần/tuần và dapson 50 – 100 mg 1 lần/ngày; Với người lớn từ 15 tuổi trở lên, rifampicin 600 mg 1 lần/tháng và clofazamin 300 mg, 1 lần/tháng hoặc 50 mg/ngày, 1 lần/tuần và dapson 100 mg 1 lần/ngày.
Với nhóm người bệnh ít vi khuẩn, dùng liên tục 6 tháng như sau:
Từ 0 – 5 tuổi, rifampicin 150 – 300 mg 1 lần /tháng và dapson 25 mg 1 lần/ngày; từ 6 – 14 tuổi, rifampicin 300 – 450 mg 1lần/tháng và dapson 50 – 100 mg 1 lần/ngày; với người lớn từ 15 tuổi trở lên, rifampicin 600 mg 1 lần/tháng và dapson 100 mg 1 lần/ngày.
Rifampicin là kháng sinh phổ rộng, có tác dụng tốt với các vi khuẩn gram dương và âm (trừ cầu khuẩn đường ruột) như lậu cầu, não mô cầu, liên cầu kể cả chủng kháng methicillin, haemophilus… Nồng độ ức chế tối thiểu với trực khuẩn lao là 0,1 – 2 microgam/ml. Vì vậy, hiện nay thuốc này được sử dụng đặc trị lao. Chỉ khi nào cần thiết mới sử dụng cho các loại nhiễm khuẩn khác. Bệnh nhân lao cần uống thuốc này đầy đủ liều lượng theo quy định và uống vào lúc đói cùng với các thuốc trị lao khác.
Tác dụng phụ của thuốc Rifampicin trong quá trình sử dụng thuốc
Theo tin tức Y Dược trong một số trường hợp khi sử dụng thuốc Rifampicin sẽ gặp một số tác dụng phụ với thuốc như sau, bệnh nhân nên lưu ý các triệu chứng dưới đây để kịp thời tới gặp bác sĩ.
- Rối loạn hô hấp dạng xuyễn, tụt huyết áp, sốc thiếu máu tán huyết cấp, suy nhược cấp có thể hồi phục (hoại tử ống thận cấp, hoại tử vỏ thận). Đôi khi rối loạn kinh nguyệt.
- Tăng bạch cầu ái toan, giảm bạch cầu, phù (hiếm gặp).
- Độc và quá mẫn với gan, tăng transaminase máu.
- Giảm tiểu cầu, ban xuất huyết (hồi phục khi ngừng dùng thuốc). Nếu có ban xuất huyết phải ngừng thuốc (tránh xuất huyết não–
tử vong). - Chán ăn, buồn nôn, nôn, đầy bụng, ỉa chảy. Có trường hợp viêm đại tràng giả mạc.
- Có thể phản ứng da: đỏ mặt, ngứa, phát ban, phản ứng quá mẫn nghiêm trọng ít gặp.
- Thuốc nhuộm đỏ các chất tiết: nước tiểu, nước mắt, đờm. Nhuộm vĩnh viễn kính áp tròng.
- Hội chứng cúm: sốt, lạnh run, nhức đầu, chóng mặt, nhức xương (vào tháng thứ 3 và thứ 6).
Những thông tin ở trên chỉ mang tính chất tham khảo, bệnh nhân khi sử dụng thuốc cần có sự chỉ định từ các bác sĩ chuyên môn.
Hoàng Dung: Sieuthithuocviet.edu.vn