Đái tháo đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa hydrate carbon do thiếu insulin tương đối hay tuyệt đối, do rối loạn tiết insulin, gây tăng đường huyết mạn tính và xuất hiện đường trong nước tiểu.
Đái tháo đường và cách điều trị hiệu quả
Triệu chứng của đái tháo đường
- Ăn nhiều: Bệnh nhân luôn có cảm giác đói và ăn rất nhiều.
- Uống nhiều: bệnh nhân có cảm giác khát nước và uống rất nhiều.
- Tiểu nhiều: Đi tiểu cả ngày và đêm, số lượng nước tiểu nhiều.
- Gầy nhiều: Bệnh nhân tuy ăn uống nhiều nhưng vẫn sút cân nhanh.
Ngoài ra theo nhiều chia sẻ trên tràng tin tức Y Dược được biết, người trẻ trước 35 tuổi hay gặp nhức đầu, rụng tóc, rối loạn kinh nguyệt.
- Thực hiện chế độ ăn giảm glucid: giảm tinh bột trong mỗi bữa ăn
- Thuốc insulin: hai lần trước bữa sáng và chiều, liều đầu tiên 20 đơn vị/ ngày, tăng dần 5 đơn vị / ngày cho đến khi đường máu ổn định
- Duy trì đường huyết ở mức bình thường
Chế độ ăn uống: Giàu chất xơ, đủ vitamin, giảm béo. Tuân thủ chế độ ăn giảm glucid, tức là giảm tinh bột, lipit không quá 30%, glucid 50%, protein 0,8g/kg/ngày, giảm lượng muối <6g/ngày, nếu trường hợp bệnh nhân cao huyết áp thì lượng muối giảm một nửa chỉ nên 3g/ ngày.
Chăm sóc cho bệnh nhân đái tháo đường
Duy trì đường huyết ở mức trung bình
- Lượng tinh bột ăn vào mỗi bữa ăn nên dừng lại là 1 bát cơm hoặc thay thế bằng bún, miến, phở,..
- Tăng vitamin và chất xơ, ăn nhiều rau, có thể uống nước ép trái cây.
- Nên ăn khoảng 400g rau và trái cây, tránh trái cây ngọt như xoài, chuối, nên ăn những trái cây như bưởi, đu đủ rất tốt trong việc kiểm soát tiểu đường.
- Năng lượng cung cấp trong ngày trung bình 2000 calo/ngày, tùy trường hợp bệnh nhân cần tăng hay giảm cân mà điều chỉnh cho phù hợp từ 1500- 2200 calo/ ngày.
- Tuân thủ y lệnh về thuốc tân Dược.
- Duy trì hoạt động thể lực ở mức thấp: thế dục thường xuyên giúp cơ thể sáng khoái nhưng không nên tập các bài tập nặng, nên đi bộ hoặc đạp xe,…
- Hạn chế rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích như caffein…
- Theo dõi cân nặng hàng tháng
Duy trì sự toàn vẹn của da
- Tăng cường vệ sinh cá nhân da
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ ít nhất 2 lần/ ngày, đánh răng nhẹ nhàng, nếu có lở loét súc miệng bằng nước muối pha loãng 0.9%
- Vệ sinh thân thể, tắm gội hằng ngày.
- Mụn nhọt lỡ loét cần được thay băng và giữ khô ráo
- Vận động nhẹ nhành tránh những va chạm chấn thương
- Đối với bệnh nhân già yếu, không đi lại được xoay trở ngừa loét 2h/ lần, xoa bóp vùng tỳ đè
- Cho bệnh nhân nằm đệm hơi hoặc đệm nước, luân chuyển tư thế nằm.
Chăm sóc cho bệnh nhân đái tháo đường
Đề phòng các biến chứng
- Theo dõi dấu hiệu sinh tồn và tổng tạng.
- Kiểm soát chế độ ăn của bệnh nhân để duy trì lượng đường huyết ổn định
- Theo dõi phát hiện sớm các tổn thương trên da nhất là vùng hay tì đè như bàn chân, cần lựa chọn loại giày dép mềm mại, cỡ vừa vặn với chân tránh cọ xát vì vết thương rất khó lành và có thể bị loét.
- Thực hiện y lệnh thuốc đúng giờ, đúng liều
- Thuốc insulin tiêm dưới da nên thường xuyên thay đổi vùng tiêm ( đùi, bụng, cánh tay), mỗi mũi các nhau 5 cm , một chỗ không quá 3 lần, thuốc cần được bảo quản lạnh
- Theo dõi các dấu hiệu hạ đường huyết khi tiêm insulin: chóng mặt, mạch nhanh, thở dốc, huyết áp tụt, co giật hôn mê.
Thực hiện các xét nghiệm kiểm tra đường huyết, đường niệu để đánh giá điều trị
Cung cấp kiến thức về bệnh cho bệnh nhân
Cung cấp kiến thức về bệnh tiểu đường về chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt phù hợp với tình trạng bệnh, tuân thủ phác đồ điều trị và các biến chứng có thể xảy ra khi bệnh nhân không tuân thủ đúng phác đồ.
Nguồn: sieuthithuocviet.edu.vn